Tập đoàn công nghệ điện tử tỷ đô Samsung cắt giảm 100% phát thải CO2 bằng cách nào?
(Tổ Quốc) - Điều đáng chú ý nhất là lộ trình kéo dài từ năm 2022 đến năm 2050, trong đó Samsung sẽ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 (là trạng thái không phát thải CO2).
- 3 nâng cấp thay đổi cuộc chơi trên TV Samsung OLED 4K S95B
- Cách Samsung dần khiến Galaxy Z Flip4 trở nên gần gũi hơn với giới trẻ
- Năm 2022 in đậm dấu ấn của người khổng lồ Samsung trong khía cạnh bảo vệ môi trường
- Thông tin mới về bộ 3 phiên bản Samsung Galaxy S23 sắp ra mắt: Có những thay đổi nào?
- Chơi hàng độc mùa Noel năm nay với các bộ phụ kiện, sticker độc đáo của Galaxy Z Flip4 tại cửa hàng trải nghiệm Samsung
Là tập đoàn công nghệ điện tử hàng đầu thế giới, với giá trị thị trường lên tới gần 350 tỷ USD (số liệu tháng 3/2022), doanh thu chỉ tính riêng Quý 3 vừa qua đạt tới 54 tỷ USD, Samsung rõ ràng là ông lớn thực sự trong lĩnh vực sản xuất đồ công nghệ cao. Thế nhưng sản xuất công nghiệp, công nghệ luôn đi kèm với những rủi ro về mặt phát thải ra môi trường. Quy mô càng lớn, đương nhiên khả năng phát thải càng ở mức cao.
Sau nhiều năm theo đuổi sáng kiến phát triển bền vững, vào tháng 9/2022 vừa qua, tập đoàn Hàn Quốc đã tiên phong công bố chiến lược xanh hóa và bảo vệ môi trường, duy trì sự bảo tồn bền vững trên toàn bộ các dải sản phẩm, những dây chuyền sản xuất trị giá hàng chục tỷ USD của mình, trong đó chỉ riêng nỗ lực xanh hóa các nhà máy trên toàn cầu đã được Samsung mạnh tay chi 5 tỷ USD. Điều đáng chú ý nhất là lộ trình kéo dài từ năm 2022 đến năm 2050, trong đó Samsung sẽ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 (là trạng thái không phát thải CO2). Đây là tuyên bố dũng cảm và vô cùng thách thức với tập đoàn đang nắm trong tay thị phần TV, đồ gia dụng, chất bán dẫn số 1 thế giới này. Vậy họ sẽ làm như thế nào? Chúng ta hãy cùng xem qua infographic dưới đây:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"