Tế bào não người siêu nhỏ được nuôi cấy trong cơ thể chuột bắt đầu cho thấy dấu hiệu phát triển

    Kienzeratul Spiderum,  

    Công nghệ tế bào gốc đã đạt được nhiều thành tựu, ví dụ như các nhà khoa học hiện nay có thể thực hiện nuôi cấy tế bào não bộ siêu nhỏ ngay trong phòng thí nghiệm. Tuy vậy, nó cũng dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề đạo đức khi mà ngày càng có nhiều tiến bộ trong việc nuôi cấy tế bào gốc ngay bên trong một cơ thể vật chủ khác.

    Tại hội nghị thường niên Hiệp Hội các nhà khoa học thần kinh khai mạc vào ngày 11/11 tại thành phố Washington,D.C, có 2 nhóm nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trước đó liên quan đến mối liên hệ tương tác giữa tế bào não bộ con người được nuôi cấy nhân tạo và vật chủ - cụ thể ở đây chính là loài chuột.

    Nội dung các bài nghiên cứu đều đề cập đến kết quả thí nghiệm cho thấy tế bào não bộ có thể tồn tại được trong một khoảng thời gian tương đối dài - khoảng 2 tháng - thậm chí liên kết trực tiếp với hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của vật thí nghiệm, có chức năng truyền máu và tín hiệu thần kinh qua lại giữa vật chủ và tế bào cơ thể người được nuôi cấy. Đây là một bước tiến chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào não bộ gốc.

    Christof Koch, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học não bộ Allen, Seattle, Mỹ chia sẻ: "Đây quả là một bước tiến lớn đối với một lĩnh vực vô cùng mới mẻ này".

     Thụ thể DMT bên trong cấu trúc tế bào não bộ được cấy ghép.

    Thụ thể DMT bên trong cấu trúc tế bào não bộ được cấy ghép.

    Việc nuôi cấy thành công tế bào não trong môi trường phòng thí nghiệm trước tiên thực sự là một thành tựu lớn vì nó xuất hiện nhiều đặc điểm tương đồng với não bộ con người trong giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy về bản chất chúng không thực sự được coi vật thể "sống" giống như cách chúng ta tồn tại, nhưng chúng vẫn có những biểu hiện phát triển về hình thái cũng như xuất hiện các lớp vỏ thùy não và nếp nhăn tương tự như não bộ. Chúng thậm chí còn phản ứng lại với các yếu tố kích thích bên ngoài như thuốc gây ảo giác.

    Tóm lại, phát hiện này góp phần tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu giải phẫu bộ não con người, giờ đây thay vì phải vượt qua rào cản về mặt đạo đức để có thể thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên cơ thể người, các nhà khoa học chỉ cần thực hiện ngay trên tế bào gốc một cách dễ dàng.

    Tuy rằng vẫn còn tranh cãi liên quan đến việc liệu những tế bào não bộ được nuôi cấy có tồn tại ý thức hay không, việc thực hiện cấy ghép này lên cơ thể vật thí nghiệm tạo ra nhiều lo ngại về mặt đạo đức. Một trong số đó là việc những tế bào này có thể phát triển lên mức cao hơn, khiến cho những tranh cãi liên quan đến mức độ nhận thức của chúng ngày càng nghiêm trọng.

     Trong thí nghiệm tại Viện nghiên cứu Salk, mô tế bào não bộ con người được bơm vào bào thai lợn

    Trong thí nghiệm tại Viện nghiên cứu Salk, mô tế bào não bộ con người được bơm vào bào thai lợn

    Và những trường hợp lặp lại tương tự hoàn toàn có thể xảy ra. Tháng 1 vừa qua, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Salk đã lai tạo ra một sinh vật kết hợp giữa con người và loài lợn, gây nên lo ngại rằng những chú lợn được cấy ghép tế bào não bộ của con người hoàn toàn có khả năng tự nhận thức giống với loài người.

    Cũng trong buổi hội nghị trên, báo cáo nghiên cứu cũng công bố dự án thí nghiệm thứ ba cấy ghép và liên kết tế bào não bộ với mạch máu đã thành công. Do hệ quả vi phạm quy chuẩn đạo đức của nó là tương đối nghiêm trọng nên các nhà khoa học đã buộc phải tạm dừng quá trình nghiên cứu này lại và chưa rõ khi nào có thể tiếp tục.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ