Liệu đứa trẻ sẽ phản ứng thế nào khi nhìn thấy ánh sáng?
Trái với tưởng tượng của nhiều người, khoảnh khắc chào đời không phải là lần đầu tiên bạn mở mắt và nhìn thấy ánh sáng. Trên thực tế, con người - cũng như nhiều động vật có vú khác đã nhìn thấy ánh sáng từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Đó là tuần thai thứ 24, khi bộ não của bạn đang phát triển nhanh chóng, phổi của bạn đã hình thành đầy đủ mặc dù chưa có không khí để hít thở. Và trong võng mạc của mắt, một loại tế bào nhạy cảm với ánh sáng đã xuất hiện cho phép bạn có những trải nghiệm đầu tiên liên quan đến thị giác.
Các tế bào này được gọi là ipRGC (hay tế bào hạch võng mạc nhạy sáng thực chất) được phát hiện cách đây khoảng 10 năm. Càng dành thời gian nghiên cứu về chúng, các nhà khoa học càng phát hiện ra những sự thật bất ngờ, tiết lộ phản ứng của một đứa trẻ với ánh sáng ngay từ trong bụng mẹ.
Thai nhi đã mở mắt và có thể cảm nhận được ánh sáng ngay từ trong bụng mẹ
Giống như tất cả các động vật có vú khác, mọi đứa trẻ khi sinh ra đều bị mù chức năng. Đó là bởi các tế bào cảm quang hình nón và hình que ở mắt chúng ta vẫn chưa được kết nối với não bộ.
Những tế bào này nằm ở võng mạc giúp bạn cảm nhận được màu sắc và ánh sáng. Về cơ bản, chúng giống với những điểm cảm biến trong máy ảnh. Khi chưa được kết nối với não bộ, mắt của những đứa trẻ sơ sinh giống với một chiếc máy ảnh trong lần đầu "đập hộp" mà chưa lắp pin và thẻ nhớ.
Hiệu ứng mù chức năng này trước đây đã khiến cho nhiều người tin rằng trẻ sơ sinh trong bụng mẹ không nhìn thấy gì cả, mặc dù chúng đã có thể mở mắt và chớp mắt từ tháng thứ 6 trong thai kỳ.
Nhưng mới đây, một nhóm các nhà khoa học ở Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ đã phát hiện sự truyền vận tín hiệu từ một nhóm các tế bào cảm quang ipRGC trên võng mạc chuột về não bộ của chúng, tới các khu vực có liên quan đến nhịp sinh học và phản ứng giãn đồng tử.
Điều này gợi ý chuột, và các động vật có vú nói chung, bao gồm cả con người có thể đã cảm nhận được ánh sáng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
"Chúng ta từng nghĩ rằng các tế bào hạch ở mắt của thai nhi đang phát triển, chúng được kết nối với não, nhưng không thực sự kết nối với phần lớn các bộ phận còn lại của võng mạc", nhà sinh vật học Marla Meller đến từ Đại học California cho biết.
"Nhưng bây giờ, hóa ra chúng đều được kết nối với nhau, một phát hiện đáng ngạc nhiên".
Nghiên cứu võng mạc của chuột bằng các phương pháp phân tích và dược lý khác nhau, nhóm của Meller phát hiện được tổng cộng 6 loại tế bào ipRGC trong võng mạc chuột sơ sinh được kết nối với nhau. Các tế bào này giao tiếp qua lại bằng các một kênh tín hiệu điện được gọi là mối nối khoảng cách.
Mạng thông tin này không chỉ cho phép những bào thai chuột phát hiện ánh sáng, mà còn giúp chúng phản ứng với các cường độ sáng khác nhau, có thể chênh lệnh tới gần một tỷ lần.
Phát hiện này chứng tỏ một điều rằng, dường như ngay khi ở trong bụng mẹ, võng mạc của động vật có vú đã giải mã được các thông tin tinh tế liên quan đến ánh sáng.
Các tế bào ipRGC trên võng mạc của chuột
Bây giờ, bạn sẽ tò mò không biết một thai nhi 6 tháng tuổi sẽ nhìn thấy gì khi mở mắt? Trên thực tế, các nhà khoa học suy luận rằng các tế bào ipRGC có thể không liên quan đến hành vi thị giác.
Giống như những chú chó con khi mới sinh sẽ nhắm nghiền mắt và tránh ánh sáng, một thai nhi trong bụng mẹ có các tế bào ipRGC dường như cũng để thực hiện phản ứng tương tự.
"Với sự đa dạng của các tế bào hạch này và sự kết nối của chúng tới nhiều phần khác nhau của não bộ, tôi tự hỏi liệu chúng có vai trò kết nối võng mạc với não hay không?", Feller suy nghĩ ."Nếu có, chúng có thể không phục vụ cho các mạch hình ảnh, mà cho các hành vi phi thị giác".
Vì vậy, một thai nhi khi ở trong bụng mẹ có nhìn thấy ánh sáng, nhưng nhiều khả năng chúng cũng sẽ nhắm mắt lại sau đó, giống như những chú cún mới chào đời.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Current Biology.
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI