Vậy là nhà tâm lý học "huyền thoại" Jean Piaget đã sai lầm khi nghĩ phải tới khi 7 tuổi trẻ mới có thể hành động logic được.
- Con robot trẻ em này là thành quả nghiên cứu hơn một thập kỷ của các nhà khoa học trên thế giới đấy!
- Các nhà khoa học đã tìm ra cách chữa ung thư bằng ... tinh trùng
- Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts vừa chế tạo thành công những robot biến hình Transformers thực thụ
Những em bé một tuổi có thể không nói được, tuy nhiên chúng lại hoàn toàn có khả năng suy nghĩ logic đấy nhé. Đây chính là kết quả mới nhất của nghiên cứu tìm hiểu về khả năng đưa ra quyết định của con người được hình thành từ lúc nào.
Nhà tâm lý học lừng lẫy Jean Piaget tin rằng phải tới khi ta 7 tuổi thì mới có khả năng hành động một cách logic được, tuy nhiên các nhà khoa học đã quét mắt của 48 đứa trẻ và phát hiện ra rằng chúng đã có thể suy nghĩ được thông qua phương pháp loại trừ. Nghiên cứu này đã được công bố trên báo khoa học Science.
Loại tư duy logic mà chúng ta gọi là loại trừ này, còn được biết với cái tên là "suy diễn phân tách." Ví dụ của nó như sau: Nếu chỉ có A hoặc B đúng, và A sai thì chắc chắn B đúng. Chi tiết hơn, nếu một cái cốc chỉ có thể có màu xanh hoặc đỏ, và cái cốc đó không phải màu đỏ thì chắc chắn nó là màu xanh. Phương pháp loại trừ không hẳn là hình thức suy nghĩ logic đầu tiên, theo Justin Halberda – chuyên gia phát triển tâm lý trẻ nhỏ của đại học Johns Hopkins cho biết.
"Đây là loại tư duy logic rất quan trọng đối với các suy nghĩ phức tạp hơn. Một trong những yếu tố khiến con người khác biệt so với các loài khác đó chính là khả năng phủ nhận – nếu họ thấy rằng đây không phải là A, thì chắc chắn nó là một thứ gì khác," ông nói. "Điều này hết sức ấn tượng, đặc biệt là khi nó xuất hiện ở trẻ chỉ mới 1 năm tuổi."
Trong nghiên cứu nói trên, các em bé được theo dõi các bộ phim hoạt hình ngắn. Chúng sẽ thấy hai vật thể khác biệt, ví dụ như một bông hoa và một con khủng long, và cả hai đều đang nằm sau một cái hàng rào. Sau đó một trong hai sẽ bay lên và biến mất. Sẽ chỉ còn lại chú khủng long (như lẽ thường lệ) hoặc còn lại bông hoa (rất phi logic).
Bằng cách theo dõi chuyển động mắt của các bé, những nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng sẽ nhìn chằm chằm nếu như bông hoa bị lấy đi rồi những vẫn xuất hiện, chứng tỏ rằng chúng đang bị bối rối. Các nhà nghiên cứu trẻ sơ sinh chưa nói được cũng tiết lộ rằng khoảng thời gian chúng quan sát đồ vật dài hay ngắn sẽ cho ta biết liệu chúng có đang bị ngạc nhiên hoặc thích thú hay không.
Về mặt thực tiễn, ứng dụng của nghiên cứu này có thể sử dụng để chẩn đoán sự khuyết tật về mặt trí tuệ ở trẻ. Ví dụ, các bác sỹ có thể so sánh các tập tính quan sát của trẻ với những bạn đồng lứa để xem chúng có chênh lệch hay không, Halberda cho biết. Nhưng quan trọng hơn, nó sẽ mở ra cánh cửa để các nhà khoa học tiếp tục đi vào nghiên cứu về cách thức mà trẻ sơ sinh có thể suy nghĩ logic từ rất sớm.
Theo TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"