Toàn cảnh cuộc chiến pháp lý Apple vs. FBI xoay quanh một chiếc iPhone

    Tân Phan,  

    Một trong những vụ đấu tranh pháp lý ầm ĩ nhất lịch sử làng công nghệ vẫn chưa có kết thúc rõ ràng.

    Các mốc thời gian


    Vì sao Apple từ chối hỗ trợ mở khoá?

    Apple đã có động thái rất cứng rắn khi liên tiếp từ chối lời yêu cầu mở khoá, đồng thời trấn an khách hàng của họ rằng Apple sẽ không bao giờ để lộ thông tin của khách hàng cho dù có chuyện gì đi nữa vì đối với họ, sự bảo mật chính là yếu tố sống còn.

    Có 3 lí do chính khiến Apple từ chối lời đề nghị của FBI:

    1. Việc ép Apple phải lập trình lại để làm yếu hệ thống bảo mật của hệ điều hành đã vi phạm đến quyền tự do ngôn luận được bảo vệ bởi Hiến Pháp Mỹ, đồng thời FBI đã sử dụng điều luật hơn 200 tuổi để ép Apple làm điều đó.

    2. Gánh nặng của FBI đặt lên vai Apple quá lớn, họ sẽ tốn rất nhiều tài nguyên và nguồn lực để trích xuất dữ liệu điện thoại.

    3. Apple cho rằng điều khoản trong Bản Sửa Đổi Thứ 5 về Quy Trình (Fifth Amendment’s Due Process clause) cho thấy chính phủ không được ép Apple phải tạo dựng phên bản mới của hệ điều hành iOS, ví dụ như GovtOS.

    Hơn nữa, Apple cho rằng nếu chính phủ nhờ được một lần thì nó sẽ tạo tiền lệ cho những lần sau. Cho nên công ty đã có thái độ cứng rắn khi từ chối lời đề nghị của chính phủ cũng như FBI. Nói cách khác, Apple đang rất tôn trọng tính riêng tư dữ liệu của khách hàng và công ty dùng lí do đó đó để bảo vệ lập trường của mình. Có lẽ khách hàng của Apple rất vui sướng khi biết Apple luôn bảo vệ mình dù trong trường hợp như thế nào đi nữa.

    Sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế

    Hầu như toàn bộ ông lớn về công nghệ đều lên tiếng về việc này, đa số ủng hộ quyết định của Apple nhưng một số lại không. Những công ty ủng hộ và hỗ trợ cho Apple bao gồm Google, Microsoft, Facebook, Twitter cùng các cá nhân như cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden, và nhiều công ty nhỏ khác. Ngoài ra, Bill Gates đã có một cái nhìn rất khách quan về sự việc khi ông cho rằng ông không bênh bên nào cả.

    Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm trái chiều. Ứng cử viên Tổng Thống Đảng Cộng Hòa, Donald Trump đã tuyên bố: "Tôi đồng ý 100% với phía tòa án", điều đáng nói Donald Trump là một trong những nhân vật chính trị đang gây tranh cãi nhiều nhất trên mạng hiện nay. Trong một cuộc khảo sát của Pew Research, 51% người dân Mỹ đều cho rằng Apple nên giúp FBI mở khoá chiếc điện thoại, chỉ 38% là không đồng tình với điều đó và số còn lại trả lời “không biết”.

    McAfee, huyền thoại diệt virus, cho rằng ông sẽ hỗ trợ chính phủ mở khoá chiếc điện thoại iPhone bằng bất kì giá nào, thậm chí ông rất mạnh miệng khi cho rằng ông sẽ tự ăn giày của mình nếu không làm được điều đó. McAfee vẫn bộc lộ tính cách rất 'quái' của ông qua những phát ngôn mạnh miệng như vậy.

    Các chi tiết đáng lưu ý

    Điều đáng nói, chiếc iPhone trên đã bị tịch thu trước đó và đổi mã trong vòng 24h kể từ lúc bên chính phủ tịch thu. Chiếc iPhone 5c này không phải của Farook, thực ra Sở Y tế Công cộng (nơi y làm việc) đã cung cấp chiếc điện thoại này cho hắn và Apple cho rằng chính Sở Y tế đã vô tình reset mã khoá. Nếu điều đó không xảy ra, Apple cho rằng nó có thể đã được mở khoá mà không cần phải tạo ra chương trình để "hack" chiếc điện thoại ấy thông qua tính năng tự động sao lưu dữ liệu điện thoại lên máy chủ iCloud của Apple khi nó kết nối với một mạng Wifi đã ghi nhớ trước đó. FBI đã thừa nhận lỗi lầm của họ.

    Trước đó, Apple có giúp chính phủ trích xuất dữ liệu của 70 chiếc điện thoại iPhone khi chúng bị khoá vì mức độ bảo mật của các bản hệ điều hành iOS 8 trở xuống không cao. Chính phủ đã xác nhận Apple bỏ qua (bypass) màn hình khoá để trích xuất dữ liệu. Chiếc điện thoại iPhone 5c của tên tội phạm chạy hệ điều hành iOS 9.0. Kể từ hệ điều hành iOS 8, Apple đã thắt chặt việc mã hoá dữ liệu dựa vào mã khoá passcode thay vì mã hoá dựa vào phần cứng (hardware ID).

    Tạm kết

    Có lẽ cuộc chiến giữa Apple và FBI đã dần đến hồi kết khi Apple tuyên bố họ sẽ không dính líu đến sự tình kéo dài nữa. Nhưng toàn bộ quyết định sẽ được toà án phán quyết trong thời gian sớm nhất. Bill Gates cho rằng dù Apple có cứng rắn như thế nào đi nữa thì cuối cùng họ cũng sẽ tuân theo ý toà án mà thôi, tất cả chỉ là vấn đề thời gian.

    Có vẻ như Apple đã không còn sự lựa chọn nào khác, nhưng trong tương lai rất có thể họ sẽ tăng cường bảo mật cho hệ điều hành hơn nữa để khiến việc mở khoá không cần mật khẩu là điều bất khả thi.

    Vậy cộng đồng mạng trên thế giới, cũng như các công ty công nghệ sẽ ủng hộ lập trường nào? Liệu thế giới có chấp nhận đánh đổi một chút quyền riêng tư để có được sự an toàn tuyệt đối, hay họ sẽ tự mình kiểm soát dữ liệu cũng như sự an toàn của họ?

    Nếu là bạn, bạn sẽ chọn điều gì?

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ