Trên tay máy ảnh không gương lật 'dành cho 1% dân số' Leica SL2: Thiết kế sang, cảm biến 47MP, giá gần 160 triệu đồng
Chiếc máy ảnh hiện thân của tất cả những công nghệ mới nhất từ hãng nhiếp ảnh Đức.
Trong thời gian gần đây đã có nhiều fan Leica phàn nàn về việc hãng chuyển từ máy ảnh cơ khí sang những dòng máy ảnh 'số', có nhiều công nghệ. Thế nhưng nhìn đi cũng phải nhìn lại, nếu hãng không có những sự thay đổi để theo kịp với thị trường thì sớm muộn cũng trở nên lạc hậu, không thể theo kịp được những đối thủ trên thị trường.
Và Leica đã thể hiện rằng hãng 'đã không làm thì thôi, đã làm thì phải tới bến' với chiếc Leica SL2 mới nhất của mình, trang bị đầy đủ những công nghệ hiện đại, tính năng phụ trợ mới nhất trên thị trường, thậm chí vượt mặt cả những hãng từ trước đến nay vẫn được coi là đi tiên phong về vấn đề này. Rất nhanh chóng, sản phẩm này đã 'lưu lạc' tới Việt Nam để chúng ta được trải nghiệm.
Mời bạn đọc chiêm ngưỡng loạt ảnh của chiếc máy ảnh cao cấp này được chúng tôi thực hiện tại Việt Nam.
Đây là một chiếc máy ảnh không gương lật, nhưng không theo đuổi thiết kế nhỏ gọn như những hãng khác nên cũng khá lớn và đặc biệt nặng, không dễ cầm được bằng một tay.
Tất nhiên không thể thiếu được 'vòng tròn đỏ' huyền thoại của Leica!
Mặt trước của máy đã được bọc da hoàn toàn, kèm với đó là có 2 nút Function để gán các chức năng.
Thiết kế bọc da này giúp SL2 có cảm giác cao cấp hơn, nhìn cũng giống một chiếc máy film hơn là phiên bản Leica SL trước đây.
Nâng cấp lớn nhất ở mặt trước có lẽ là phân báng cầm, đã được làm dày dặn hơn và có một đường khoét ở bên trong, giúp ta có thể cầm nắm chắc chắn hơn (để không rơi chiếc máy ảnh đắt giá này)!
Các cổng kết nối của máy bao gồm 3.5mm Mic, tai nghe, cổng HDMI để xuất tín hiệu video và USB Type-C để lấy dữ liệu và kiêm sạc.
Lật bên kia, ta có 2 khe thẻ nhớ SD để lưu trữ đồng thời, tránh mất ảnh.
Ống ngắm điện tử của Leica SL2 có độ phân giải cao 5.76-megapixel, cho hình ảnh sắc nét để dễ dàng biết rằng hình ảnh đã lấy nét đúng chưa.
Ngay bên cạnh ta có một màn hình E-ink nhỏ nhắn, hiển thị những thông số cơ bản giống như một chiếc máy ảnh DSLR.
Tại đây ta cũng có một điểm nâng cấp nhỏ so với sản phẩm tiền nhiệm: thành phần GPS để gắn tag địa điểm ảnh đã được tích hợp vào trong thân máy, thay vì phải có 1 gù riêng biệt thiếu thẩm mỹ như trước.
Các nút bấm, vòng xoay vẫn theo thiên hướng tối giản hết mức có thể, không có bất cứ một vạch số nào!
Joystick điều khiển nhìn khá là lạ mắt.
Những nút bấm điều khiển của máy đã được chuyển toàn bộ sang phía bên trái thay vì dàn đều sang 2 bên như phiên bản cũ. Ta cũng có thể sử dụng màn hình cảm ứng 3.2 inch để điều khiển thông số. Giao diện của Leica SL2 cũng khá đơn giản, nên ta có thể làm quen trong thời gian ngắn.
Với SL1, các phím bấm trải đều 2 bên màn hình và không có chữ gì kèm theo. Những người dùng chuyên nghiệp sẽ dễ dàng thao tác sau một thời gian, tuy nhiên những ai mới bắt đầu thì sẽ rất khó. Đó là lý do vì sao hệ thống nút này được thiết kế lại trên SL2.
Điểm qua những thông số của máy, ta có cảm biến Full-frame 47MP (có thể chụp ghép tạo ảnh 187MP), ISO 50-50000, chip xử lý ảnh Maestro III, chống rung cảm biến 5.5 bước, chụp liên tiếp 20fps, quay phim 4K/60fps và FullHD/180fps, hệ màu 10 bit - quả thực là một chiếc máy khá mạnh mẽ cho cả chụp hình và quay phim.
Theo hãng công bố thì khả năng lấy nét cũng máy cũng đã được nâng cấp, với các profile đặt sẵn như trẻ con, động vật, thể thao... Với mỗi kiểu profile, máy sẽ có độ nhạy chuyển nét khác nhau và người dùng cũng có thể tuỳ chỉnh lại theo ý muốn.
Leica SL2 có giá bán tại Việt Nam là 159.900.000 VNĐ cho body, cũng không quá xa với mức giá khuyến nghị của hãng (5995 USD). Đây không phải là sản phẩm dành cho tất cả mọi người với mức giá khá là cao này (vượt mặt cả những máy cảm biến Medium Format), ngược lại những ai có điều kiện đầu tư chắc chắn sẽ không thất vọng về nó!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI