"Trên tay" máy in 3D giá 300 triệu ở Việt Nam: sang, xịn nhưng chỉ dành cho dân pro
In 3D tốn thời gian, nhưng chiếc Ultimaker sẽ lấy chất lượng bù tốc độ.
- Chế tạo đai ốc bánh xe bằng in 3D, Ford biến việc trộm bánh xe trở thành điều không tưởng
- Bức ảnh gây ảo giác đầu năm: Khách sạn Đức dùng thảm 3D ngăn khách chạy nhảy ở hành lang, dân tình nhìn vào "không uống cũng say"
- Mang phong cách 2D "cổ lỗ sĩ", điều gì đã giúp bộ hoạt hình nhà Netflix vượt mặt hàng loạt bom tấn 3D để lọt vào danh sách đề cử Oscar 2020?
- Xưởng sản xuất khuôn giày thủ công có lịch sử hơn 100 năm tại Nhật Bản phải đóng cửa vì không theo kịp công nghệ in 3D
- Tự chế siêu xe Lamborghini cho con bằng máy in 3D, ông bố được gửi tặng luôn một chiếc Aventador S mới cứng nhân dịp Giáng sinh
Ra mắt vào tháng 9 năm 2019, Ultimaker S5 Pro Bundle là một trong những hệ thống khép kín mang đến giải pháp in 3D khổ lớn dành cho người dùng chuyên nghiệp, không chỉ bởi vì nó có mức giá lên tới 300 triệu đồng, mà còn vì người dùng bình thường có lẽ chẳng ai muốn in 3D làm gì.
Cận cảnh cách máy in 3D hoạt động
Cảm nhận đầu tiên đó là hệ thống này được hoàn thiện với khung kim loại kết hợp với nhiều chi tiết vỏ bằng mica hoặc kính mang đến trọng lượng tổng gần 40kg cho độ “đầm" vừa phải khiến nó không bị rung lắc trong quá trình vận hành.
Mặt trước Ultimaker S5 Pro Bundle được phân tách thành 3 module xếp cao nên nếu bạn muốn đặt nó trên bàn làm việc thì cũng chú ý nếu trần nhà quá thấp nhé. Mặt sau được thiết kế đơn giản với các đường dẫn vật liệu và cổng kết nối được sắp xếp gọn gàng.
Hai bên của Ultimaker S5 Pro Bundle được hoàn thiện bằng những miếng mica đục dày trông rất chắc chắn.
Tính năng
Về cơ bản Ultimaker S5 Pro Bundle là một hệ thống được ghép nối với trung tâm là chiếc máy in 3D Ultimaker S5 cùng với khoang đựng vật liệu và bộ phận điều tiết không khí theo dạng module. Chính vì vậy hệ thống này vẫn có các tính năng cơ bản của một máy in 3D Ultimaker S5 như: hai đầu phun, màn hình cảm ứng, kết nối Wifi…
Khoang in lớn với kích thước 330x240x300 (dài x rộng x cao) khiến cho nó có thể đáp ứng một số các yêu cầu in chuyên nghiệp. Bàn in được làm bằng kính cường lực chịu nhiệt và có thể thay thế bằng bản nhôm khi in một số vật liệu đặc thù. Điểm đặc biệt của hệ thống này nằm ở hai khoang được lắp thêm trong đó khoang chứa vật liệu cho phép chứa đến 6 cuộn dây khác nhau cùng lúc và được nhận diện từng loại thông qua giao thức NFC.
Không chỉ giúp giữ độ ẩm ổn định cho việc bảo quản vật liệu, khoang chứa này còn cho phép hệ thống có thể chuyển tiếp các cuộn dây ngay trong quá trình in nếu như một cuộn bị hết. Chính điều này đã giúp cho Ultimaker S5 Pro Bundle có thể thực hiện việc in toàn thời gian liên tục mà vẫn đảm bảo hiệu suất. Không những thế, chiếc máy này còn có thể sử dụng các loại vật liệu tổng hợp composite, sợi thuỷ tinh hoặc loại vật liệu hỗ trợ PVA.
Đây là một tính năng thú vị của Ultimaker S5 Pro Bundle khi với hai đầu phun nên nó có thể cùng lúc in bằng vật liệu chính cũng như PVA - loại vật liệu tự nhiên có thể tan trong nước giúp cho việc in các sản phẩm có bề mặt tròn hoặc hình dáng phức tạp được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khoang điều tiết không khí với quạt hút tốc độ cao và lưới lọc mà theo hãng công bố có thể loại bỏ đến 95% khí thải UFP.
Thử nghiệm in: chất lượng bù tốc độ
Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi đã cho in thử đồ vật có hình dạng một chiếc đinh vít xoắn ốc với kích thước khá nhỏ. Ultimaker S5 Pro Bundle cung cấp một giải pháp khá hoàn chỉnh để sử dụng chiếc máy này một cách dễ dàng với bộ ba phần mềm đi kèm. Ultimaker Cura có giao diện dễ sử dụng giống như một phần mềm biên tập chuyên cho in ấn và có thể nhận dạng hầu hết các file in 3D hiện này. Ultimaker Connect để quản lý và kết nối máy in cùng với đó là Ultimaker Cloud để bạn có thể điều khiển, in ấn từ xa.
Việc thiết đặt vật liệu khá đơn giản. Chỉ cần đặt cuộn vật liệu vào khoang chứa và đưa đầu dây vào đúng tuỳ chọn đầu phun 1 hoặc 2. Mọi điều khiển chọn loại vật liệu đều được tuỳ chỉnh ngay trên màn hình cảm ứng của máy. Có vẻ tốc độ không phải là điểm mạnh của chiếc máy này khi nó mất khoảng 10 đến 15 phút đầu tiên để nạp các bản in, đốt nóng đầu phun, cân thẳng bàn in tự động. Sau khi nạp xong bản in (từ USB), Ultimaker S5 Pro Bundle sẽ thông báo thời gian in dự kiến và lượng vật liệu sẽ mất.
Sau khi hoàn tất các cài đặt cơ bản, chiếc máy bắt đầu in những đường vật liệu đầu tiên. Phần cơ của máy hoạt động khá êm ái mà mượt mà. Theo nhà cung cấp cho biết thì vẫn có thể giảm thời gian in được nhưng điều đó dễ dẫn tới khả năng bị lỗi sản phẩm khi tốc độ đầu phun là quá cao. Trong khoang in của Ultimaker S5 Pro Bundle có trang bị camera để người sử dụng có thể theo dõi quá trình in trên máy tính hoặc qua ứng dụng trên điện thoại.
Sau khi in xong, Ultimaker S5 Pro Bundle sẽ mất khoảng 10 phút để hạ nhiệt và kết thúc hoàn toàn quá trình in. Trong thử nghiệm này chúng tôi mất tổng cộng khoảng 40 phút nhưng bù lại chất lượng bản in rất đẹp, chi tiết tốt và đồng đều. Có được điều này một phần nhờ vào độ phân giải lớp của đầu phun rất nhỏ, chỉ 20 micron trong khi với các hãng khác sẽ nằm trong khoảng 50 micron.
Thêm vào đó việc trang bị cửa kính cho khoang in không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ và an toàn mà còn giúp giảm tiếng ồn cũng như đảm bảo chất lượng không khí bên trong. Trong quá trình in thử, độ ồn đo được trong khoang in giao động từ 60 đến 70 dB - tương đương với tiếng nói chuyện trong không gian kín. Khi đóng cửa thì tiếng động phát ra khá ít, không làm ảnh hưởng đến không gian chung.
Có lẽ với đại đa số, mức giá 300 triệu là khá cao với một chiếc máy in 3D dành cho văn phòng. Nhưng với người dùng chuyên nghiệp cần một chiếc máy với độ chính xác cao, hoạt động bền bỉ cùng khả năng điều khiển, sửa chữa dễ dàng thì Ultimaker S5 Pro Bundle lại là lựa chọn “đắt xắt ra miếng".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?