Trên tay và trải nghiệm Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu

    M.Đức,  

    Không chỉ thực hiện nhiệm vụ kế nhiệm cho dòng X-H1 đến giờ đã 4 năm tuổi, X-H2s còn được Fujifilm hướng tới là chiếc máy ảnh APS-C mạnh mẽ nhất thị trường.

    Từ khi được ra mắt vào 2018, X-H1 đã gây bất ngờ với những Fuji-fan vì là một dòng máy khác hoàn toàn với tất cả những gì trước đây hãng đã làm. Loại bỏ những chi tiết "hoài cổ", X-H1 đem tới một thân máy dày hơn nhờ đó tích hợp được chống rung cảm biến (IBIS) - tính năng rất hữu dụng với những người quay phim.

    Fuji - Ảnh 1.

    4 năm sau, dòng X-H đã trở lại và thậm chí còn "lợi hại" hơn rất nhiều lần với chiếc Fujifilm X-H2s. Đây có thể coi là một phiên bản nâng cấp toàn diện, nâng tầm để trở thành chiếc máy ảnh cảm biến APS-C flagship của cả Fujifilm lẫn toàn thị trường nói chung.

    Thiết kế "to nạc" thừa hưởng từ X-H1

    Fuji - Ảnh 2.

    Giống với sản phẩm tiền nhiệm từ 2018, X-H2s có thiết kế dày dặn giống với một chiếc DSLR hiện đại hơn so với các dòng máy có phần "hoài cổ" của hãng.

    Fuji - Ảnh 4.

    Thiết kế này đem lại ưu điểm về công thái học khi phần báng cầm được làm dày hơn hẳn, cho cảm giác cầm nắm rất chắc chắn.

    Fuji - Ảnh 5.

    Một tính năng khác cũng tạo nên sự khác biệt của X-H2s đó là phần màn hình e-ink ở bên phải cạnh trên, hiển thị những thông số kể cả khi đã tắt nguồn. X-H2s cũng bổ sung thêm nút bấm quay riêng, càng khẳng định rằng đây là dòng máy mạnh về mảng quay phim.

    Fuji - Ảnh 6.

    Thiết kế gây tranh cãi nhất của X-H1 và giờ là X-H2s là hãng đã loại bỏ các vòng xoay chỉnh tốc độ chụp, ISO mà chuyển tới vòng chỉnh chế độ. Cách sử dụng của máy cũng vì vậy mà giống với máy ảnh của hãng khác hơn là các dòng khác của Fujifilm.

    Fuji - Ảnh 7.

    Cạnh trái của máy có cổng USB Type-C, HDMI fullsize, cổng microphone và cắm tai nghe.

    Fuji - Ảnh 8.

    Ta có 2 khe cắm thẻ là SD UHS-II và CFexpress Type B, đều là những chuẩn thẻ có khả năng đọc ghi nhanh để đáp ứng được thông số quay chụp mạnh mẽ của máy.

    Fuji - Ảnh 9.

    Cạnh dưới có khe cắm pin và chân tiếp xúc để gắn thêm báng cầm (grip).

    Fuji - Ảnh 10.

    Viên pin được sử dụng giống với X-T4, có thể chụp 720 hình trong một lần sạc đầy.

    Fuji - Ảnh 11.

    Phần Joystick điều hướng ở mặt sau cũng khá khác so với các dòng máy khác của Fujifilm, được làm lớn và gần với đỉnh máy hơn.

    Fuji - Ảnh 12.

    Ống ngắm điện tử có độ phân giải 5.76 điểm ảnh và tốc độ làm tươi 120Hz.

    Fuji - Ảnh 13.

    Màn hình của máy có thể xoay lật đa hướng như thế này, dễ dàng cho việc quay phim cũng như chụp ảnh ở những góc khó. Cũng nhờ việc mở được màn hình ra ngoài mà X-H2s có thể gắn thêm được một quạt tản nhiệt (mua riêng), tuy vậy món phụ kiện này cũng hơi cồng kềnh và khiến màn hình không đóng lại vào được.

    Fuji - Ảnh 16.

    Ra mắt cùng X-H2s là ống kính đa dụng XF 18-120mm f/4, cũng sẽ là ống kính được tôi sử dụng để trải nghiệm cùng X-H2s.

    Fuji - Ảnh 17.

    Ngoài việc có khoảng tiêu cự khá dài, ống kính này còn có hệ thống zoom điện tử với tận 3 cách để thay đổi tiêu cự bao gồm vòng xoay tròn, vòng xoay có ngưỡng và 2 nút bấm.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 15.

    Khả năng thay đổi tiêu cự điện tử cho phép zoom xa, zoom gần một cách "mượt" hơn, vì máy móc lúc nào cũng chính xác hơn so với chuyển động tay của con người rồi!

    Chiếc máy được làm ra để đua tốc độ

    Chắc chắn nhiều bạn sẽ tự hỏi tại sao Fujifilm lại đặt tên chiếc máy này là X-H2s chứ không chỉ đơn thuần là X-H2. Hậu tố "S" này được hãng giải thích là viết tắt của chữ "Speed" - tốc độ, cho thấy đây là một chiếc máy hướng tới việc chụp ảnh, quay phim nhanh.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 17.

    Để làm được điều này hãng trang bị một cảm biến 26.1MP mới tên là X-Trans 5HS, là cảm biến dạng chồng đã thấy ở các dòng máy thể thao trước đây của Sony, cùng với đó là bộ xử lý X-Processor 5. Cả 2 đem tới tốc độ đọc cao, mở ra những khả năng chụp và quay mới dành cho chiếc máy này.

    Lấy nét tốc độ cao với sự hỗ trợ của AI

    Từ những dòng máy trước đây trong đó có sản phẩm tiền nhiệm X-H1, Fujifilm đã được đánh giá cao về khả năng lấy nét. Nhưng có 1 thứ mà hãng vẫn còn thiếu đó là lấy nét thông minh theo chủ thể, một thứ mà các hãng như Sony, Canon, Nikon đã trang bị vào các chiếc máy ảnh của mình.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 18.

    Đến với X-H2s thì tính năng này đã được bổ sung, cho phép lấy nét động vật (chó, mèo...), chim, xe ô tô, xe máy, máy bay hoặc tàu hỏa. Sau khi đặt chế độ lấy nét nhất định, khi có các chủ thể tương thích thì máy sẽ vẽ một hình chữ nhật quanh nó và lấy nét "đuổi" trên khắp khung hình.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 18.

    Đối với đa số mọi người, 4 chế độ sẽ thường xuyên được sử dụng nhất là xe máy và ô tô để chụp panning cùng với đó là chó và chim. Độ chính xác của tính năng này phải nói là rất cao, trong bài thử ngắn của tôi có thể lấy nét được những chú chó kể cả khi chúng quay lưng hoặc bị khuất 1 phần sau vật nào đó, và nếu như chúng quay mặt lại thì sẽ lấy nét được cả vào mắt.

    Chế độ lấy nét chó của X-H2s làm thỏa mãn thú vui chụp "khuyển" trên phố đi bộ của tôi!

    Có một trường hợp sẽ khiến hệ thống lấy nét thông minh của X-H2s trở nên... kém thông minh đó là khi chụp một đàn chim. Lúc này máy sẽ không biết nên chọn vào con nào, nên bị "bối rối" và có thể... không lấy nét vào con nào luôn, ta sẽ phải chuyển lại máy về chế độ lấy nét theo điểm.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 20.

    Chụp 1 đàn chim sẽ làm X-H2s "bối rối"

    Tuy vậy khả năng lấy nét chim có lẽ sẽ hướng đến nhiếp ảnh gia chụp động vật hoang dã, thường chụp đơn lẻ 1 con chim trong khung hình hơn là cả 1 đàn. Bên cạnh đó hãng vẫn có thể nâng cấp phần mềm để thuật toán của máy trở nên thông minh hơn.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 21.

    Chụp tới 40 hình trên một giây
    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 18.

    Lợi thế của cảm biến với kích thước nhỏ hơn Full-frame, lại là một cảm biến dạng chồng thế hệ mới như của X-H2s là tốc độ đọc dữ liệu rất nhanh. Từ đó ta có thể chụp nhiều khung hình trên một giây, trong trường hợp này là lên tới 40 fps khi chụp bằng màn trập điện tử.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 23.

    Lượng ảnh máy chụp được trong 1 giây còn nhiều hơn cả video!

    Tốc độ chụp "siêu tốc" này kết hợp với khả năng lấy nét nhanh khiến X-H2s trở nên rất hiệu quả trong việc chụp thể thao, động vật hoang dã hay những khoảnh khắc diễn ra trong tích tắc. Ta chỉ cần nhấn giữ nút chụp trong 1 giây là đã có tới 40 khung hình để chọn ra 1 tấm đẹp nhất.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 24.

    Một ưu điểm khác của X-H2s đó là mặc dù chụp bằng màn trập điện tử nhưng không xảy ra hiện tượng méo hình (rolling shutter) khiến các đường thẳng bị thành đường cong, ít nhất là trong những bức ảnh mà tôi chụp được.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 25.

    Nhưng như bác Ben đã nói với Người Nhện: "Sức mạnh càng lớn thì trọng trách càng cao", với khả năng chụp nhiều ảnh như X-H2s nếu bạn không cẩn thận thì sẽ đầy thẻ rất nhanh, hoặc quá nhiều ảnh và "tự tạo độ khó" cho bản thân lúc lọc ảnh để hậu kỳ. Để có được 2 tấm ảnh cho bài viết tôi đã phải lọc qua gần 100 tấm hình, mặc dù mỗi cảnh chỉ chụp trong hơn 1 giây!

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 26.

    Quay phim 4K 120FPS
    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 19.

    Từ khi ra mắt, X-H1 đã được hướng nhiều hơn đến người quay phim bên cạnh chụp ảnh với cảm biến được chống rung. Với X-H2s, hãng không chỉ nâng cấp mà còn... nâng cấp mạnh khả năng quay phim của máy giúp nó trở thành một công cụ làm phim đích thực, chắc chắn là dành cho cả người làm phim bán chuyên đến chuyên nghiệp.

    Video 4K 120fps được chuyển thành 30fps để làm chậm 4x

    Máy có thể quay 6.2K 30fps bằng các định dạng ProRes, FullHD 240 và 4K 120fps và màu F-Log2 để hỗ trợ việc chỉnh sửa hậu kỳ. Tôi không phải là người làm phim chuyên nghiệp, cũng chỉ có thời gian sử dụng máy ngắn nên không thể thử hết được tất cả các tính năng này một cách chi tiết.

    Tuy vậy tính năng mà tôi cảm thấy sẽ được mọi người sử dụng nhiều nhất đó là 4K 120fps, cho phép quay slomo 2x và 4x ở 60fps và 30fps. X-H2s sẽ tự động làm chậm video ngay trong máy, kết hợp với những giả lập màu đã nịnh mắt nổi tiếng của Fuji và khả năng chống rung tới 7 bước thì việc quay được các video quay chậm đậm chất "phim" là quá dễ dàng và nhanh chóng.

    Máy ảnh dành cho dân chuyên ở mức giá cao

    Với khả năng quay phim, chụp ảnh mạnh mẽ của máy thì ta có thể khẳng định Fujifilm X-H2s hiện là dòng máy với cảm biến APS-C mạnh mẽ nhất hiện nay. Nhưng đi kèm với đó cũng là một giá bán cao - lên tới 62.990.000đ chỉ riêng cho thân máy. Đây là mức giá ngang bằng thậm chí là còn đắt hơn cả một số lựa chọn với cảm biến Full-frame trên thị trường.

    Trên tay và trải nghiệm nhanh Fujifilm X-H2s: Tốc độ được đặt lên hàng đầu - Ảnh 30.

    Chuyển tới các dòng máy cảm biến lớn hơn ta sẽ có lợi thế về khả năng thu nhận ánh sáng và trường ảnh mỏng hơn (xóa phông tốt hơn). Nhưng phải nói rằng, không có bất cứ chiếc máy ảnh với cảm biến Full-frame nào có tốc độ xử lý theo kịp được với X-H2s cả, điều này đã luôn đúng từ trước đến nay khi so sánh máy ảnh Full-frame tầm thấp / trung với APS-C cao cấp.

    Chọn mua X-H2s, bạn chắc chắn sẽ phải biết rõ rằng mình sẽ tận dụng được hết tốc độ của dòng máy này cho công việc. Còn không, thị trường vẫn có các lựa chọn khác rất hấp dẫn như Sony A7 Mark IV hay chiếc X-T4 từ chính Fujifilm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ