Trung Quốc: Động cơ tên lửa du hành vũ trụ rơi xuống đất san phẳng nhà dân

    Dink,  

    Có thể tránh thảm cảnh này bằng cách rất đơn giản: không phóng qua khu dân cư nữa là xong.

    Thứ Bảy vừa rồi, từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Xichang, Trung Quốc đưa lên quỹ đạo một cặp vệ tinh mới. Thế nhưng trên mạng xã hội, người ta không mấy để tâm tới những gì đã rời khỏi mặt đất, vì sự tình đáng chú ý đang diễn ra ngay tại Trái Đất này: phần động cơ đẩy (booster) của quả tên lửa đưa vệ tinh lên không đã rơi xuống nhà dân, tại khu vực hẻo lánh ở miền Nam Trung Quốc. 

    Những thiệt hại mà phần động cơ gây ra đã lan truyền khắp các trang mạng xã hội. May mắn thay, không ai bị thương nhưng nhưng lửa cháy và khói độc từ nhiên liệu tên lửa tỏa ra tứ phía.

    Trung Quốc: Động cơ tên lửa du hành vũ trụ rơi xuống đất san phẳng nhà dân - Ảnh 1.

    Có vẻ như đất Trung Quốc rộng, nên những tai nạn kiểu này xảy ra nhiều hơn bình thường. Vụ việc nghiêm trọng nhất đã diễn ra từ 1996, khi sự kiện phóng Long March 3B đã kết thúc trong nước mắt: quả tên lửa đi chệch hướng, đâm thẳng vào một ngôi làng gần đó; không rõ thiệt hại về người trong tai nạn năm đó là bao nhiêu.

    Bất cứ khi nào bạn định phóng thứ gì lên không, chắc chắn sẽ xảy ra khả năng nó rơi xuống địa điểm mà bạn không định trước. Hiển nhiên là có lý do tại sao không ai phóng tàu vũ trụ ở khu vực đông dân cả”, Victoria Samson tới từ Quỹ An toàn Thế giới cho hay.

    Thế tại sao Trung Quốc không làm vậy? “Vấn đề cốt lõi là tại địa lý khu vực”, Thomas Roberts giải thích. Roberts là một chuyên viên an ninh ngành du hành không gian từng công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, chắc chắn biết ít nhiều về ngành du hành vũ trụ phức tạp.

    Cả ba cảng không gian của Trung Quốc đều nằm trong đất liền, trong khi đó hầu hết các quốc gia sở hữu tên lửa vũ trụ khác đều tiến hành phóng tàu ngoài khơi. Để tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình lên không, tàu Trung Quốc sẽ bay về hướng Đông, thế nhưng nó sẽ phải bay trên khu vực đông dân cư.

    Trung Quốc: Động cơ tên lửa du hành vũ trụ rơi xuống đất san phẳng nhà dân - Ảnh 2.
    Trung Quốc: Động cơ tên lửa du hành vũ trụ rơi xuống đất san phẳng nhà dân - Ảnh 3.
    Trung Quốc: Động cơ tên lửa du hành vũ trụ rơi xuống đất san phẳng nhà dân - Ảnh 4.
    Trung Quốc: Động cơ tên lửa du hành vũ trụ rơi xuống đất san phẳng nhà dân - Ảnh 5.

    Mỗi lần phóng, các nhà chức trách địa phương đều gửi thông báo tới dân cư. Nhưng dù không có thiệt hại về người hoặc xảy ra tình trạng người dân hít phải khói phát ra từ nhiên liệu tên lửa (có thể gây ra suy giảm chức năng cơ thể hoặc ung thư), những mảnh rời ra từ tên lửa có thể gây ô nhiễm nguồn nước khu vực. Trong lịch sử ngành vũ trụ, đã có tai nạn tương tự xảy ra: đó chính là khu vực phóng tàu có tên Baikonur Cosmodrome nằm tại Kazakhstan, đã có tới 2.500 tấn rác rơi từ trên trời xuống khu vực này, khiến hàng ngàn người dân đối mặt với vấn đề sức khỏe.

    Thế mới thấy vấn đề này không mới, và số vụ tai nạn hiển nhiên sẽ tăng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của ngành hàng không vũ trụ. Mà cách giải quyết cũng đơn giản lắm, không phóng tàu qua đầu người dân nữa là xong.

    Hậu quả của việc các mảnh vỡ tàu vũ trụ rơi xuống khu dân cư.

    Họ có thể làm vậy bằng hai cách chính: hoặc thay đổi địa điểm phóng, hoặc thay đổi đường bay của tên lửa. Ngoài ra, có thể cải tiến công nghệ tên lửa, cho phép trạm mặt đất điều khiển nó dễ dàng hơn. 

    Và để cho ngành hàng không vũ trụ phải thay đổi, mạng xã hội chính là công cụ đắc lực: những hình ảnh tai nạn tràn lên trên Weibo và Twitter sẽ khiến cộng đồng phải chú ý, và để những đường bay tên lửa tương lai được an toàn.

    Tham khảo MIT Technology Review

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày