Không phải con người, mà là những con robot sẽ đảm nhiệm công việc tưởng chừng như chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng này.
Một thuộc địa hoàn toàn mới
Trí tuệ nhân tạo sắp sửa có một căn cứ địa của riêng mình - và nó được đặt ở một nơi nào đó mà con người còn chẳng muốn ghé thăm.
Theo một bài báo được đăng tải hôm thứ Hai tuần trước trên tờ South China Morning Post, các nhà khoa học của Viện Khoa học Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một cơ sở nghiên cứu nằm sâu dưới Biển Đông và họ muốn robot với trí tuệ nhân tạo điều hành nó.
Căn cứ này có thể là "thuộc địa trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên Trái Đất", theo lời những người có liên quan đến dự án.
Robot thám hiểm
Các nhà nghiên cứu sẽ xây dựng căn cứ ở độ sâu khoảng từ 6 đến 11km dưới mặt nước, mặc dù họ đã xác định được vị trí cụ thể. Những sợi cáp chạy từ căn cứ lên một con tàu hoặc một platform (tổ hợp nổi) trên mặt nước sẽ cung cấp năng lượng cho căn cứ này.
Căn cứ sẽ có các platform dùng để tàu cập bến như một trạm không gian. Các tàu ngầm robot sẽ rời căn cứ từ các trạm này để thực hiện các nhiệm vụ thám hiểm, khảo sát các khu vực mới và thu thập dữ liệu về các dạng sống dưới biển. Họ cũng sẽ thu thập các mẫu khoáng vật phân tích tự động ngay trong căn cứ.
Lặn sâu
Đại dương bao phủ hơn 70% bề mặt Trái đất, nhưng con người mới chỉ khám phá được khoảng 1% đáy đại dương. Dẫu vậy, điều này cũng chẳng có gì quá ngạc nhiên, khi mà môi trường luôn biến động rất mạnh.
Tuy nhiên, lợi ích của việc biết những gì đang diễn ra ở sâu bên dưới bề mặt đại dương là rất lớn - những dữ liệu chắt lọc từ nghiên cứu này có thể cải thiện hiểu biết của chúng ta về biến đổi khí hậu, dẫn đến việc phát hiện ra các loại thuốc mới hoặc giúp các nhà nghiên cứu xác định các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Vì vậy, dù tạo ra "thuộc địa AI" này sẽ không hề dễ dàng hoặc có kinh phí phải chăng - SCMP cho biết công trình này sẽ tốn khoảng 160 triệu USD để hoàn thành - nhưng những khám phá mà nó có thể mang lại có thể khiến khoản đầu tư này trở nên hoàn toàn đáng giá.
Tham khảo: Futurism
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI