Trung Quốc phóng thành công tên lửa đưa tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng, mang theo cả hạt giống để thử quang hợp

    Dink,  

    Ngoài ra, sứ mệnh Mặt Trăng còn thu thập đất đá và khoáng thạch về để nghiên cứu.

    Trung Quốc vừa phóng thành công tàu vũ trụ mang theo thiết bị thăm dò Mặt Trăng. Sứ mệnh khám phá có tên Chang’e-4 (Thường Nga-4 hoặc Hằng Nga-4) sẽ đặt một trạm thăm dò bề mặt lên phía xa của Mặt Trăng, cụ thể là xuống hố thiên thạch Von Kármán thuộc vùng tối của Mặt Trăng. Thông tin vừa được các đầu báo Trung Quốc đưa hồi sáng nay.

    Trung Quốc phóng thành công tên lửa đưa tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng, mang theo cả hạt giống để thử quang hợp - Ảnh 1.

    Tàu thăm dò nằm trên tên lửa Long March 3B, được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Xichang. Nó sẽ là sứ mệnh dẫn đường cho ngành khám phá Vũ trụ Trung Quốc, trước hết sẽ là mang đất đá trên Mặt Trăng về để nghiên cứu kĩ hơn. Phải đến đầu tháng Giêng tới, tàu thăm dò mới hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng.

    Hố thiên thạch Von Kármán được chọn làm điểm đáp bởi nó là một trong những hố lâu đời nhất có trên "khuôn mặt" Chị Hằng, nhiều khả năng nó được hình thành bởi một viên thiên thạch từ hàng tỷ năm trước.

    Vùng tối của Mặt Trăng chưa bao giờ hướng được về phía Mặt Trời. Đúng là Mặt Trăng có tự quay quanh trục của nó, nhưng tốc độ quá chậm và tương đương với quỹ đạo bay quanh Trái Đất, nên vùng tối vẫn mãi là vùng tối. Tuy nhiên "tối" không có nghĩa rằng nó không thấy ánh Mặt Trời bao giờ, chỉ là ta không thấy nó mà thôi.

    Trung Quốc phóng thành công tên lửa đưa tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng, mang theo cả hạt giống để thử quang hợp - Ảnh 2.

    Mặt xa của Mặt Trăng cũng có cấu thành khác biệt so với phần gần mà ta vẫn biết. Lớp vỏ tại đó dày hơn, lâu đời hơn và nhiều hố thiên thạch hơn. Tại đó, có những bằng chứng cho thấy có thể từng có dòng nham thạch chảy qua bề mặt khu vực này.

    Ngoài khám phá vật chất bề mặt, sứ mệnh Chang’e-4 còn mang theo hạt giống để làm thử nghiệm. Trạm thăm dò chở lên Mạt Trăng một thùng đựng 3kg khoai tây và hạt giống hoa cải, thí nghiệm được thiết kế nên bởi các nhà khoa học hàng đầu đến từ 28 trường Đại học Trung Quốc.

    "Chúng tôi muốn nghiên cứu sự phát triển của hạt giống và quá trình quang hợp trên Mặt Trăng", Liu Hanlong, giám đốc thử nghiệm và phó hiệu trưởng Đại học Chongqing nói với trang tin Trung Quốc Xinhua hồi đầu năm nay.

    Trung Quốc phóng thành công tên lửa đưa tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng, mang theo cả hạt giống để thử quang hợp - Ảnh 3.

    Robot thăm dò của sứ mệnh Chang'e-3.

    Bởi lẽ trạm thăm dò nằm tại phía xa của Mặt Trăng, ta sẽ phải liên lạc với nó qua một vệ tinh khác, vệ tinh Trung Quốc có tên Queqiao được phóng lên hồi tháng Năm.

    Trạm thăm dò còn có thêm 2 camera, một LND – thử nghiệm phóng xạ do người Đức lắp ráp, một quang phổ kế để quan sát thiên văn. Ngoài ra nó còn một camera chụp ảnh góc rộng, một radar tìm hiểu địa chất Mặt Trăng, thiết bị nghiên cứu khoáng vật, thiết bị theo dõi tương tác của gió Mặt Trời lên bề mặt không khí quyển của Mặt Trăng.

    Đây mới chỉ là một phần nhỏ của chương trình khám phá Mặt Trăng lớn. Trong hai sứ mệnh đầu, Trung Quốc mới chỉ thu thập dữ liệu từ quỹ đạo, sứ mệnh thứ ba và thứ tư sẽ khám phá bề mặt Mặt Trăng. Chang’e-5 và 6 sẽ là hai sứ mệnh mang mẫu đất đá về để tiến hành nghiên cứu.

    Tham khảo BBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ