Cựu cán bộ điều hành NASA tuyên bố trạm Gateway bay quanh Mặt Trăng là "một thiết kế ngu ngốc"
Ông Mike Griffin hối thúc việc đặt chân lên Mặt Trăng, nhưng không đồng tình với Gateway. Phi hành gia huyền thoại Buzz Aldrin cũng đồng tình.
- Phát hiện ra băng trên Mặt Trăng, thêm yếu tố vững chắc mới để xây dựng căn cứ tại nhà của Chị Hằng
- Ai là người quay/chụp lại khoảnh khắc Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng?
- NASA: Tìm ra phân tử hữu cơ phức tạp trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, thêm bằng chứng cho thấy có sự sống ngoài Trái Đất tồn tại nơi đây
- Sự trùng hợp đáng kinh ngạc khiến cho Mặt Trăng và Mặt Trời không cùng kích cỡ mà vẫn che khuất được nhau
- Ngỡ ngàng trước ảo giác khiến Mặt Trăng như một khối cầu khổng lồ lao xuống mặt đất
Vài tuần trở lại đây, các chuyên viên NASA bắt đầu lên tiếng tiết lộ dự án về một "Cánh Cổng – Gateway" trên không phận Mặt Trăng, sẽ có tác dụng như một trạm vũ trụ quay quanh quỹ đạo của Chị Hằng. Đây là bước đầu tiên trong tiến trình quay trở lại Mặt Trăng của nhân loại và để thu hút sự chú ý của cộng đồng, họ gọi Gateway là "tàu không gian", có lẽ là vì cái tên đó hay hơn "trạm".
Không mấy ai phản đối dự án cũng như cách gọi tên một cách công khai, một phần vì nếu không có chỉ trích, cộng đồng du hành vũ trụ sẽ có được hợp đồng rót vốn nhiều nơi, nhận được giúp đỡ (về của cải, vật chất) từ nhiều nguồn, … để có thể đưa "tàu không gian" lên không vào khoảng giữa 2020.
Tuy nhiên, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ diện. Trong một buổi họp hôm thứ Ba, giữa các thành viên Nhóm Tư vấn Thành viên Hội đồng Không gian Quốc tế, một số lời chỉ trích xuất hiện. Một trong số các thành viên gạo cội, phi hành gia huyền thoại Buzz Aldrin tuyên bố "Tôi không đồng tình với dự án Gateway".
Buzz Aldrin.
Các thành viên khác, bao gồm nữ phi hành gia đầu tiên từng điều khiển tàu con thoi, bà Eileen Collins bày tỏ lo ngại rằng các mốc thời gian NASA đưa ra trong dự án đưa người trở lại Mặt Trăng có vẻ "xa vời thực tế". Dự án Gateway sẽ bắt đầu phát triển vào khoảng giữa 2020, và sẽ có phi hành gia lên Mặt Trăng vào cuối những năm 2020 hoặc đầu 2030. Chưa dừng lại ở đó, khi NASA tập trung nguồn lực vào phát triển trạm vũ trụ bay quanh Mặt Trăng, họ lại chưa có kế hoạch đưa người xuống bề mặt ra sao và chi phí sẽ lớn mức nào.
Ông Mike Griffin, một trong những vị khách mời dự buổi họp, đã từng thuộc ban điều hành NASA dưới thời Tổng thống George W. Bush, hiện đang là thư ký ban nghiên cứu và công trình Mỹ, đã không ngần ngại nói thẳng những suy nghĩ của mình.
"Tôi nghĩ mốc 2028 là quá muộn, khỏi cần phải bàn luôn đi. Một mốc muộn như vậy chẳng chứng minh được nước Mỹ đang đứng đầu được ở bất kì phương diện nào. Đây là năm 2018 rồi. Ta mất 8 năm để lên Mặt Trăng lần đầu tiên, và các quý ngài định nói với tôi rằng ta sẽ mất thêm 10 tới 12, 14 năm nữa để tái hiện lại kì tích xưa kia, ngay cả khi ta đã biết cách làm rồi ư?".
Mike Griffin
Nhân tiện, ông cũng có đôi lời nhận xét "nhẹ nhàng" về sự tồn tại của dự án Gateway. Ông cho rằng chẳng có lý do gì để xây dựng trạm vũ trụ bay quanh Mặt Trăng khi mà ta chẳng cần tới nó để làm gì.
"Thiết kế kiến trúc của trạm hiện tại, và để nghĩ rằng ta sẽ xây trạm trước khi đặt chân lại lần nữa lên Mặt Trăng, nhìn từ góc độ của một kĩ sư vũ trụ mà nói, thì đó là một thiết kế ngu ngốc", ông Griffin nói. "Gateway chỉ hữu dụng khi và chỉ khi ta sản xuất được chất đốt tên lửa ngay trên bề mặt Mặt Trăng và từ đó đưa lên không. Ta nên biết cách quay trở lại Mặt Trăng và tận dụng mọi tài nguyên sẵn có tại vật thể không gian gần quỹ đạo Trái Đất nhất này".
Ông Mike Griffin cũng nói luôn rằng nếu không nhanh chân lên, những cường quốc vũ trụ khác sẽ đặt chân lên Mặt Trăng trước cả Mỹ. Hiện tại, ông Griffin không có quyền điều hành NASA, nhưng ông vẫn là người có tiếng nói trong mọi chính sách, mọi dự án liên quan tới vũ trụ của Mỹ, thậm chí ông còn có tầm ảnh hưởng tới văn phòng phó tổng thống.
Những gì ông phát biểu hôm thứ Ba là những lời chỉ trích chính thức đầu tiên tới từ quan chức cấp cao. NASA chắc chắn sẽ phải cân nhắc lại việc thực hiện dự án Gateway.
Tham khảo ArsTechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4