Trung Quốc tìm thấy địa điểm thích hợp cho kế hoạch xây dựng sân bay đầu tiên tại Nam Cực
Quốc gia đông dân nhất thế giới đang tính đến việc xây dựng riêng một sân bay tại Nam Cực nhằm phục vụ sứ mệnh thám hiểm và kiểm soát không phận tại lục địa Nam Cực, nơi chứa một lượng lớn tài nguyên quý giá.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã mới đây đưa tin, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện ra một địa điểm khả thi để xây dựng sân bay ở Nam Cực.
Đó là một dài băng xanh lớn và bằng phẳng, phù hợp cho việc xây dựng đường bằng cất và hạ cánh. Vị trí của dải băng nằm cách căn cứ nghiên cứu của Trung Quốc tại Nam Cực khoảng 10km.
Theo Sun Bo, trưởng nhóm thám hiểm nghiên cứu Nam Cực thứ 35 của Trung Quốc chia sẻ, dải băng xanh sẽ đảm bảo có thể cất, hạ cánh mà không lo bị biến dạng hoặc nứt vỡ. Băng xanh có khả năng chịu lực tốt, sức cản cao và rất phù hợp cho mọi hoạt động cất, hạ cánh.
Hiện tại có 8 sân bay xây dựng trên dải băng xanh ở Nam Cực nhưng Trung Quốc hiện chưa sở hữu bất kỳ một sân bay nào. Điều này khiến Trung Quốc khó có thể đưa người hoặc đồ tiếp tế tới 4 cơ sở nghiên cứu tại Nam Cực.
Giải pháp thay thế là hạ cánh máy bay trên tuyết và dùng các đường trượt tuyết. Tuy nhiên rõ ràng máy bay sẽ cần lắp đặt thêm bộ phận hạ cánh đặc biệt. Trong khi đó, các mẫu máy bay cơ lớn của Boeing và Airbus hay thậm chí cả Y20 của Trung Quốc không thể hạ cánh trên đường trượt tuyết.
Hiện tại máy bay phục vụ cho sứ mệnh Nam Cực của Trung Quốc với tên gọi Xueying (Đại bàng tuyết) đang phải sử dụng nhờ đường băng của các quốc gia khác để cất và hạ cánh.
Việc xây sân bay tại Nam Cực rất khác so với xây dựng trên lục địa. Nam Cực được bảo phủ bởi một lớp băng di chuyển liên tục do đó, các nhà nghiên cứu phải tính toán đặt đường băng trên một dải băng có tốc độ di chuyển chậm nhất và theo một hướng cố định.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Trung Quốc đã từng tìm thấy một vị trí phù hợp để xây sân bay vào đầu năm 2017 nhưng sau đó quá trình đo lường bị ảnh hưởng do những cơn gió vùng cực quá mạnh.
Máy bay Xueying duy nhất của Trung Quốc có kích thước khá nhỏ và phải lắp thêm ván trượt tuyết để hạ cánh trên bề mặt tuyết ở Nam Cực
Vấn đề tiếp theo là tuyết. Bản chất mềm và xốp của tuyết khiến nó trở thành vật liệu nguy hiểm để làm đường băng. Khoảng 99,5% vùng đất tại Nam Cực đều bị tuyết bao phủ dẫn tới bề mặt không có độ cứng nhất định. Các kỹ sư sẽ phải tính đến việc sử dụng những cỗ máy nén tuyết, tạo độ cứng cho đường băng. Tất nhiên quá trình xây dựng còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết.
Giới phân tích cho rằng, nếu có được sân bay riêng, Trung Quốc có thể nắm quyền kiểm soát không phận tại Nam Cực và hỗ trợ hoạt động hậu cần hiệu quả hơn.
Mặc dù các sân bay tại Nam Cực mới chỉ phục vụ cho duy nhất là mục đích nghiên cứu nhưng theo một thống kê mới nhất, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến thăm lục địa Nam Cực đã bùng nổ trong thập kỷ qua, từ dưới 100 người vào năm 2008 lên gần 4.000 người vào năm 2016. Giờ đây lượng khách Trung Quốc tới tham quan Nam Cực chỉ xếp sau Mỹ.
Tháng 12/2017, Trung Quốc lần đầu thực hiện chuyến bay thương mại tới Nam Cực, mở ra kỷ nguyên khám phá vùng cực của nước này. Nước này cũng đã ban hành bộ quy tắc cấm toàn bộ du khách săn bắn, thu thập mẫu địa chất hay, xả chất thải rắn hay quấy rối các loài sinh vật tại đây.
Tham khảo Shanghaiist
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời