Truyền thông nước ngoài đặt nghi vấn thí sinh Trung Quốc cải trang thành phụ nữ, vậy sự phát triển của việc xác định giới tính trong các cuộc thi thể thao diễn ra như thế nào?
Gần đây hai nữ VĐV điền kinh của Trung Quốc là Liao Mengxue và Tong Zenghuan liên tục xuất hiện trên các trang mạng xã hội vì vẻ ngoài cực kỳ nam tính của mình. Tuy nhiên trên thực tế, những hình ảnh này lại xuất phát từ giải vô địch điền kinh Trung Quốc 2019 chứ không phải tại Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra.
- Từ Hulk xanh, Hulk đỏ, Hulk xám thì giờ đây chúng ta có cả Blue Hulk!
- 'Con mắt thứ ba' có thể cho phép bạn vừa đi bộ vừa dán mắt vào điện thoại mà không phải lo đâm đầu vào cột điện
- Liệu chúng ta có thể "biến đổi địa lý" Sao Hỏa hay không?
- Nghiên cứu mới chỉ ra rằng cần sa có nguồn gốc từ Trung Quốc và bắt đầu được 'thuần hóa' từ thời kỳ đồ đá
- Vì ngập trong phân chó, thành phố này đã quyết định sử dụng DNA để truy tìm hung thủ
Trông khi Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra thì hình ảnh của hai nữ vận động viên Trung Quốc Liao Mengxue và Tong Zenghuan liên tục xuất hiện trên các trang mạng xã hội và gây xôn xao dư luận vì hai người phụ nữ này có ngoại hình quá giống với nam giới. Trên thực tế, những hình ảnh này không phải là tại Olympic Tokyo 2020, thay vào đó những bức ảnh đã được chụp từ năm 2019 tại giải vô địch điền kinh Trung Quốc.
Ngoài ngoại hình, giọng nói của Liao Mengxue cũng hơi trầm và trung tính. Vì vậy dư luận đặt ra nhiều nghi vấn, liệu các nữ vận động viên điền kinh Trung Quốc có phải là nam? Truyền thông Hàn Quốc thậm chí còn cho rằng "thể thao Trung Quốc là phi giới tính", đồng thời bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ.
Liao Mengxue (trái) và Tong Zenghuan (phải).
Trong khi đó, Hiệp hội điền kinh Trung Quốc đã đứng ra xác nhận rằng hai vận động viên thực sự là phụ nữ. Và mới tháng 5 năm nay, họ còn tham gia giải điền kinh quốc tế, bởi vậy làm sao có chuyện đàn ông ăn mặc như phụ nữ lại có thể tham gia vào một sự kiện lớn như vậy?
Trên thực tế, trong các sự kiện thể thao quốc tế, để đảm bảo công bằng, việc xác định giới tính đã được hoàn thiện thông qua việc sử dụng y sinh học và các công nghệ khác.
Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông lại đưa ra những đánh giá vội vàng dựa trên đặc điểm ngoại hình trên màn hình TV, điều này không chỉ gây tổn hại đến nhân phẩm của chính các vận động viên mà còn phủ nhận những cải cách khoa học của tổ chức thể thao quốc tế về xác định giới tính trong thế kỷ qua.
Nói đến việc xác định giới tính, cách đầu tiên cần nghĩ đến là quan sát các đặc điểm giới tính của cơ thể, đây cũng là cách xác định giới tính trong các sự kiện thể thao sớm nhất. Các vận động viên phải xếp hàng và khỏa thân để bác sĩ thẩm định, quan sát đặc điểm hình thể của họ bằng mắt thường.
Ngay từ Thế vận hội năm 1936, đã có những câu hỏi về giới tính giống như Liao Mengxue và Tong Zenghuan. Ở nội dung thi đấu điền kinh 100m nữ, vận động viên người Mỹ Helen Stephens đã giành chức vô địch. Tuy nhiên Stella Walsh đến từ Ba Lan (người đứng thứ 2) đã đặt ra câu hỏi nghi vấn về giới tính thật của Helen. Bởi vậy Stella đã đệ đơn nhờ Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAFF) xác minh giới tính của Helen.
Helen Stephens.
Đây cũng là lần đầu tiên một cuộc kiểm tra giới tính được thực hiện trên các vận động viên tại một sự kiện thể thao quốc tế. Ủy ban Olympic đã thẩm định Helen bằng cách kiểm tra trực quan, tức là để cô ấy cởi bỏ quần áo và kiểm tra đặc điểm giới tính của cô ấy. Kết quả là Helen thực sự là một phụ nữ, và những nghi ngờ của Stella là không có cơ sở.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là bản thân người cung cấp thông tin Stella lại "mập mờ về giới tính". Khi đó, Ủy ban Olympic chỉ làm bài kiểm tra giới tính cho Helen, và không tập trung vào Stella, mãi cho đến khi Stella qua đời 44 năm sau đó, sự thật mới lộ ra.
Stella không may gặp phải một vụ cướp và bị bọn cướp bắn chết, nhưng việc khám nghiệm tử thi của cô đã khiến mọi người phải ngỡ ngàng. Hóa ra Stella có một cơ quan sinh dục nam khá nhỏ nhưng không có chức năng sinh lý; và loại nhiễm sắc thể giới tính được hiển thị bởi các tế bào của "cô ấy" cũng có vấn đề. Một số mang nhiễm sắc thể XY và một số chỉ có một nhiễm sắc thể X. Điều này cho thấy rằng tế bào phôi phân chia không chính xác, dẫn đến hiện tượng Ambiguous Genitalia - tình trạng hiếm gặp khi bộ phận sinh dục ngoài không thể hiện rõ ràng theo hướng con trai hoặc con gái.
Stella Walsh (phải) chúc mừng Helen Stephens (trái) giành chiến thắng.
Trong Thế vận hội cùng năm, còn có vận động viên nhảy cao người Đức, Dora Rajan, người cũng bị hoài nghi về giới tính. Cô ấy đứng thứ 4 ở nội dung nhảy cao nữ vào thời điểm đó. Hai năm sau, cô ấy phá kỷ lục nhảy cao của nữ trong một sự kiện khác, nhưng vài ngày sau đó, cô ấy vô tình bị phanh phui về vấn đề giới tính. Trên chuyến tàu trở về Đức, có người báo rằng cô là một người đàn ông ăn mặc như một phụ nữ.
Cảnh sát đã can thiệp vào cuộc điều tra và phát hiện ra Dora bị bà đỡ nhầm là con gái khi mới sinh ra, và gia đình cô đã nuôi dạy Dora như một cô gái từ khi cô còn nhỏ. Nguyên nhân nằm ở đặc điểm ngoại hình kỳ dị của bộ phận sinh dục, trong trường hợp này, các cơ quan sinh dục không thể thực hiện các chức năng sinh dục. Vì vậy, trên thực tế, Dora không phải là nữ, cũng không thể được coi là nam.
Trong ý thức của Dora, cô ấy là một phụ nữ. Vì vậy cô chỉ có thể giấu nhẹm đi những đặc điểm ngoại hình, và tham gia cuộc thi với tư cách nữ giới. Cho đến khi danh tính giới đáng xấu hổ bị tiết lộ, tất cả các huy chương mà cô giành được đều bị tịch thu và tên của cô bị xóa khỏi hồ sơ.
Dora Rajan.
Bởi vậy, vào năm 1966, IAAF (Liên đoàn điền kinh quốc tế) đã bổ sung thêm thủ tục xác định giới tính, hai năm sau Ủy ban Olympic quốc tế cũng làm theo. Các vận động viên phải xếp hàng và khỏa thân trước mặt các bác sĩ, các bác sĩ sẽ đánh giá giới tính của họ thông qua mắt thường. Cách làm tuy trực quan, đơn giản nhưng cũng khơi dậy tâm lý chán ghét của mọi người và bị chỉ trích là thiếu văn minh, vô đạo đức. Và khi nảy sinh những tình huống phức tạp, việc phân định giới tính sẽ rất khó khăn.
Sự khác biệt cơ bản giữa nam và nữ nằm ở sự khác biệt về nhiễm sắc thể giới tính. Nhiễm sắc thể XY của nam và nữ là XX, các nhiễm sắc thể này sẽ quyết định sự phát triển các đặc điểm giới tính khác nhau ở người. Vì vậy, vào năm 1967, IAAF đã đưa ra phương pháp xét nghiệm nhiễm sắc thể để xác định giới tính, và một năm sau đó, Ủy ban Olympic Quốc tế đã áp dụng phương pháp tương tự.
Xét nghiệm nhiễm sắc thể rất dễ thực hiện, chỉ cần lấy một số phết tế bào mô từ miệng của vận động viên, sau đó sử dụng kính hiển vi để kiểm tra xem có thể Barr trong đó hay không.
Thể Barr là nhân tế bào xôma của động vật có vú, ngoại trừ một nhiễm sắc thể X, các nhiễm sắc thể X còn lại sẽ được cô đặc lại để tạo thành thể nhiễm sắc có đường kính khoảng 1 micron. Đây thực chất là một hiện tượng xoắn ốc trong đó hầu hết các chất nhiễm sắc đã không đạt được sự đồng bộ trong chu kỳ phân chia tế bào.
Nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X, do đó không có thể Barr trong nhân, trong khi đó nữ giới có hai nhiễm sắc thể X nên có sẽ có thể Barr. Sau khi nhuộm các nhiễm sắc thể, thể Barr sẽ có màu đậm hơn, điều này có thể thấy rõ bằng cách quan sát.
Tuy nhiên, vào năm mà bài kiểm tra nhiễm sắc thể được giới thiệu, một nữ vận động viên người Ba Lan đã không thể vượt qua vòng xác định giới tính. Kết quả nhiễm sắc thể của cô ấy cho thấy "không có thể Barr", có nghĩa là "cô ấy" được đánh giá là nam giới.
Nhưng trên thực tế, cô ấy đúng là một phụ nữ, nhưng lại mắc phải hội chứng Turner hiếm gặp. Đây là một dạng bất thường về nhiễm sắc thể, nhiễm sắc thể X bị thiếu một phần hoặc hoàn toàn khiến thành phần nhiễm sắc thể là 44 X thay vì 44 XX như của người bình thường. Do đó, dưới kính hiển vi sẽ không thấy thể Barr một cách tự nhiên. Cuối cùng, theo kết quả thẩm định, nữ vận động viên này đã bị cấm tham gia Thế vận hội và các cuộc thi thể thao chuyên nghiệp suốt đời.
Người ta dần phát hiện ra ngày càng nhiều điểm mù xuất hiện trong xét nghiệm nhiễm sắc thể. Phụ nữ mắc hội chứng Turner sẽ không thấy thể Barr một cách tự nhiên, còn nam giới mắc hội chứng Klinefelter thì có nhiễm sắc thể giới tính bất thường và có thể phát hiện ra thể Barr; hay hội chứng kháng androgen cũng cho kết quả tương tự - các vận động viên, có nhiễm sắc thể giới tính XY trong cơ thể, nhưng không thể tiết ra androgen bình thường.
Năm 1992, Ủy ban Olympic Quốc tế đã giới thiệu phương pháp phát hiện PCR (phản ứng chuỗi polymerase), là phương pháp phát hiện mức độ di truyền có kích thước siêu nhỏ - còn nhỏ hơn nhiễm sắc thể.
Trên nhiễm sắc thể Y có gen vùng xác định giới tính là gen SRY. Mặc dù gen này thường nằm trên nhiễm sắc thể Y, nhưng nó cũng có thể được chuyển sang nhiễm sắc thể X để đóng một vai trò nào đó trong một số trường hợp hiếm hoi. Theo cách này, ngay cả thai nhi có nhiễm sắc thể giới tính là XX cũng sẽ phát triển thành nam giới; tương tự, nếu gen SRY trên nhiễm sắc thể Y không hoạt động, thai nhi có nhiễm sắc thể giới tính là XY cũng sẽ phát triển thành nữ. Điều này bỏ qua tình huống bất thường nhiễm sắc thể và trực tiếp phán đoán sự biểu hiện sau đó của nó dựa trên tình hình di truyền.
Theo phương pháp này, khi lấy một lượng nhỏ DNA từ đối tượng, một số lượng lớn các bản sao có thể được khuếch đại trong vòng một giờ. Lúc này, chỉ cần xác định sự hiện diện của gen SRY trên nhiễm sắc thể giới tính là hoàn thành việc xác định giới tính. Do giá thành rẻ, các bước thực hiện đơn giản và độ tin cậy cao, phương pháp nhận dạng PCR sau này đã trở thành phương pháp nhận dạng chủ đạo.
Xét nghiệm hormone cũng trở thành một phương pháp phụ trợ trong việc xác định giới tính do sự khác biệt rất lớn về mức testosterone giữa nam và nữ bình thường.
Testosterone là nội tiết tố chính của nam giới, 90% testosterone trong cơ thể nam giới là do tế bào mô đệm tinh hoàn tiết ra, nó thúc đẩy sự phát triển của các đặc điểm phụ như sự trưởng thành của cơ quan sinh dục nam. Bản chất của testosterone thực chất là thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, vì vậy testosterone cũng có thể thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, sức mạnh và tăng cường sự trưởng thành của xương, đây là một lợi thế lớn cho các vận động viên.
Trên thực tế, phụ nữ cũng có thể tiết ra testosteron, tuy không có tinh hoàn nhưng tế bào kẽ buồng trứng và tuyến thượng thận cũng có thể tiết ra một lượng nhỏ, chỉ bằng khoảng 1/10 so với lượng tiết của nam giới.
Cho đến nay, hầu hết mọi phương pháp thẩm định giới tính đều có sai sót. Chỉ bằng cách tích hợp nhiều phương pháp nhận dạng mới có thể giảm tỷ lệ đánh giá sai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín