Nhắc đến streaming là nhắc đến các dịch vụ xem phim, nghe nhạc subscribe trả phí theo tháng như Spotify hay Netflix. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại có vẻ không mang ý nghĩa như vậy tại Trung Quốc.
Tại quốc gia này, hầu hết các ứng dụng nghe nhạc đều miễn phí. Trung Quốc không có những ứng dụng như Spotify nhưng lại có rất nhiều dịch vụ tương tự từ các đại gia công nghệ và các startup với nhiều dịch vụ nghe nhạc bản quyền miễn phí. Thậm chí còn không có chút quảng cáo nào làm phiền người dùng.
Hầu hết nhạc trên các ứng dụng như Baidu Music của Baidu, Xiami của Alibaba hay QQ Music của Tencent đều miễn phí trên tất cả các thiết bị. Bạn thậm chí còn không cần phải sign up để nghe nhạc. Những ứng dụng này chỉ thu phí với gói VIP cho phép download nhạc chất lượng cao hơn.
Ngay cả gói VIP chi phí cũng rất thấp, chỉ khoảng 1,5 đến 3 USD/tháng, rẻ hơn khá nhiều so với mức 6 USD/tháng Spotify thu ở thị trường Hong Kong kế bên hay 10 USD tại thị trường Mỹ. Chính vì vậy mà nhiều người sẽ khó lòng tưởng tượng được liệu các đại gia công nghệ này có thể kiếm được gì từ những app này không. Trên thực tế, các công ty sẵn lòng bước chân vào mọi lĩnh vực từ cạnh tranh với Uber cho đến giao nhận hàng này lại coi các nền tảng phân phối nhạc và video kia là một phương tiện mở rộng tầm phủ sóng của mình chư không chủ yếu để kiếm tiền.
Mặc dù doanh thu từ những ứng dụng nghe nhạc này khá hạn chế nhưng thị trường phân phối nhạc đang lên tại đại lục lại luôn thu hút khá nhiều tiền đổ vào. Hôm qua, Tencent cũng vừa thông báo sáp nhập China Music Corporation, công ty đứng sau 2 ứng dụng âm nhạc nổi tiếng KuGou và Kuwo và phần mềm nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
Xu hướng nhạc miễn phí có vẻ như cũng sẽ chưa dừng lại trong tương lai gần.
Theo thông báo từ Tencent, công ty mới sau khi sáp nhập sẽ đi theo mô hình freemium (miễn phí) dựa trên nhạc được đăng ký bản quyền.
Sau thương vụ này, Tencent cũng sẽ trở thành nhà phân phối nhạc online lớn nhất Trung Quốc.
Theo công ty nghiên cứu thị trường iResearch, tính đến cuối năm ngoái, Trung Quốc có khoảng 282 triệu người nghe nhạc online trên điện thoại, và chỉ riêng năm 2015 đã có thêm 35 triệu người nghe mới.
Tham khảo Tech In Asia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4