Vì sao Trung Quốc có thể làm được tàu sân bay, tàu vũ trụ mà dân vẫn phải sang Nhật mua nắp bồn cầu?
Thế giới đang chứng kiến sự tiến bộ không ngừng của sản phẩm “Made in China”, người Trung Quốc đã làm những gì để có được sự tiến bộ như vậy.
Có lẽ ấn tượng đầu tiên của nhiều người khi nghe đến cụm từ “Made in China” là không tốt. Chúng ta luôn luôn có khái niệm chung chung “hàng Tàu” chất lượng kém, giá thành rẻ, năng lực sản xuất ở Trung Quốc thì lạc hậu vì toàn những xưởng sản xuất nhỏ lẻ.
Vậy thực sự tại sao bạn lại cảm thấy như vậy, có phải bạn cũng đã từng mua phải một món đồ “Tàu” kém chất lượng? Hay là bạn đã đi khắp mọi nơi trên Thế giới để shopping nhưng mua đồ Trung Quốc mới thấm thía câu nói “hàng đẹp giá rẻ”?
Hình ảnh quen thuộc khi mọi người nhắc đến sản phẩm "Made in China"
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong báo cáo chính phủ của mình cũng đã nhắc tới điều này, ngành sản xuất của Trung Quốc là lợi thế của nước họ. Ông nói: "Nhằm thực hiện được mục tiêu “Made in China 2025”, Trung Quốc sẽ không ngừng đổi mới cơ cấu, chuyển dịch thông minh, tăng cường nền tảng, đẩy mạnh quá trình phát triển thân thiện môi trường, đẩy mạnh từ một nước lớn trong sản xuất thành một cường quốc trong sản xuất."
Vậy ngành sản xuất có ý nghĩa gì với đất nước Trung Quốc? Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất để nó trở thành một ngành không thể thay thế tại đất nước này. Sản phẩm “Made in China” không thể không phát triển, nó bắt buộc phải phát triển, bắt buộc phải chuyển đổi và nâng tầm.
Sản phẩm “Made in China” cần phải chứng minh tên tuổi của mình!
Sức mạnh của ngành sản xuất tại Trung Quốc.
Trung Quốc hiện tại có hơn 200 sản phẩm công nghiệp, năng suất sản xuất và sản lượng xuất khẩu đều xếp thứ nhất trên thế giới. Có 90 loại sản phẩm có năng suất xuất khẩu chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu trên thế giới.
Các sản phẩm thế mạnh như tàu thủy, ô tô, thiết bị nhà máy, cúc áo, ống hút, ruột bút bi… Cả thế giới đang được tận hưởng “hàng đẹp giá rẻ” từ sản phẩm “Made in China”. Nếu thị trường thế giới thiếu đi sản phẩm “Made in China”, có lẽ giá thành các sản phẩm công nghiệp sẽ tăng gấp đôi, hơn nữa sẽ thường xuyên xuất hiện hiện tượng hết hàng.
Ngành công nghiệp ô tô tại Trung Quốc cũng rất hưng thịnh
Trong thời kì cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á vào năm 1998 và 2008, ngành sản xuất của Trung Quốc đã bị kiểm tra chặt chẽ và cũng bị đả kích rất nhiều. Nhưng tiếp sau đó nhờ sự tập trung cao độ, ngành sản xuất của Trung Quốc đã phục hồi đà tăng trưởng trở lại.
Việc này không chỉ khiến nhân dân Trung Quốc thêm tự tin về sức mạnh phục hồi của nước nhà, nó cũng giúp cho các nước khác có thêm tự tin để bắt đầu quá trình phục hồi của mình.
Chắc hẳn các bạn còn nhớ bộ phim nói về ngày tận thế “2012”, toàn bộ các nguyên thủ quốc gia và những con người quan trọng trên thế giới đã phải nhờ đến người Trung Quốc chế tạo ra 3 chiếc thuyền cứu hộ lớn nhất thế giới. Người phụ trách sản xuất bộ phim có nói, chỉ có Trung Quốc mới có thể xây dựng một dự án khổng lồ trong thời gian ngắn như vậy.
Tàu cứu hộ "Made in China" trong bộ phim 2012
Mặc dù bối cảnh bộ phim có vẻ khá mỉa mai, nhưng trong thực tế chúng ta cũng không thể phủ nhận ngành sản xuất tại Trung Quốc thực sự cải thiện phúc lợi của thế giới. Ngành sản xuất đã trở thành cốt lõi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong 3 thập kỷ liên tiếp.
Vậy nên, có thể nói việc phát triển ngành sản xuất tại Trung Quốc là mục tiêu sống còn của nước này cho đến năm 2025.
Nhược điểm của ngành sản xuất tại Trung Quốc.
Vào mùa du lịch năm nay, rất nhiều người dân Trung Quốc đã không ngại khoảng cách vạn dặm để đến đất nước Nhật Bản để mua… nắp bồn cầu. Nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng việc này đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi tại Trung Quốc.
Nhiều người nhắc đến việc sang nước ngoài mua đồ là không yêu nước, nhưng thực sự đây chỉ là một sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nếu đồ nước bạn tốt, chắc chắn sẽ có nhiều người mua, chả có gì đáng phải lên án cả. Nhưng sau này mọi chuyện mới vỡ lở, khi phần lớn những nắp bồn cầu mua tại Nhật Bản lại là đồ “Made in China”, việc này làm những người mua tại Nhật Bản rất xẩu hổ.
Sản phẩm nắp bồn cầu tại Nhật Bản khiến bao người Trung Quốc mê mẩn
Điều này chứng tỏ đất nước Trung Quốc đang thiếu đi tính thực tế. Trung Quốc có thể đưa được người lên không gian, sản xuất ra được máy bay F20, sản xuất được tàu sân bay, mà tại sao lại không sản xuất được một chiếc nắp bồn cầu cho người dân?
Đây chính là điều bất cập tại đất nước này.
Từ những thành tựu về vũ trụ, máy bay chiến đấu tàng hình, tàu sân bay… tất cả chỉ đại diện được cho sự tiến bộ về công nghệ và sự thịnh vượng của quốc gia, nhưng lại không phải là cách để phát triển bộ mặt của ngành sản xuất, điều này cũng không chứng minh rằng ngành sản xuất của Trung Quốc rất lớn mạnh.
Tên lửa của Trung Quốc đang chuẩn bị được phóng vào không gian
Lấy ví dụ về ngành công nghiệp robot đang phát triển hiện nay, số lượng bằng sáng chế tại Trung Quốc hiện còn nhiều hơn cả Mỹ, Đức và chỉ xếp sau Nhật Bản. Nhưng đối với các sản phẩm về robot, Trung Quốc chỉ mới như một đứa trẻ mới vào lớp 1. Vấn đề của Trung Quốc hiện nay có lẽ là phát triển kĩ thuật sản xuất.
Trung Quốc đang làm những gì để cải thiện sản phẩm “Made in China”?
Sau các cuộc khủng hoảng tài chính, các nước phát triển trên thế giới đã đưa ra các chiến lược và kế hoạch để phát triển nền kinh tế. Ví dụ như Mỹ định hướng phát triển theo hướng “phát triển công nghiệp hóa”, “phục hồi ngành sản xuất”; nước Đức đưa ra chiến dịch “Công nghiệp 4.0”… Các chính sách của các nước phát triển đều hướng tới đẩy mạnh các ngành công nghiệp, ngành sản xuất.
Trung Quốc mới đây đã lên tiếng áp đảo lại Nhật Bản khi ra mắt loại nồi cơm điện cao tần IH vừa rẻ mà chất lượng và ngoại hình chả kém gì sản phẩm của Nhật Bản. Cùng với đó là những chiếc điện thoại cấu hình cao, ngoại hình đẹp và tất nhiên...giá cũng rẻ.
Sản phẩm nồi cơm điện mới "Made in China"
Do vậy, Trung Quốc mặc dù là nước đến sau, nhưng họ sẽ không kìm hãm sự phát triển của ngành sản xuất bằng cách tập trung vào cải cách chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tập trung sáng tạo công nghệ và kĩ thuật cùng với đó là phát triển mạnh nguồn nhân lực tiềm năng cho ngành sản xuất.
Từ báo cáo chính phủ của thủ tướng Lý Khắc Cường, chúng ta có thể thấy Trung Quốc trong giai đoạn phát triển 5 năm lần thứ 13 và hướng tới sự phát triển vào năm 2025, họ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng chắc chắn xu hướng của Trung Quốc vẫn sẽ là phát triển ngành sản xuất cho dù con đường đó có khó khăn đến nhường nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?