Vừa chi vài chục triệu USD đầu tư, tham vọng trở thành "ông trùm" trên YouTube của Yeah1 có thể lung lay chỉ vì một sự cố nhỏ?
Với kỳ vọng có được nguồn thu khổng lồ từ YouTube và Google trong những năm tới, Yeah1 đã trở thành một trong những công ty công nghệ - truyền thông đắt giá nhất Việt Nam với mức định giá hơn 300 triệu USD.
- Freight Farms và công nghệ trồng rau tương lai: Không đất, không hóa chất, bất chấp thời tiết, hiệu quả gấp 80 lần và thu về 39.000 USD mỗi container
- Nữ giới liên tục đòi bình đẳng nhưng hóa ra lương đàn ông lại thấp hơn?
- Giá xe Tesla giảm mạnh tới cả tỷ đồng, khách Trung Quốc nổi giận chăng biểu ngữ phản đối công ty của Elon Musk
Từng gây xôn xao ngày mới gia nhập thị trường, Tập đoàn Yeah1 (YEG) mới đây tiếp tục trở thành tâm điểm khi YouTube thông báo sẽ chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung (gọi tắt là CHSA - Content Hosting Agreement) sau ngày 31/3/2019 đối với các công ty con/công ty đầu tư tài chính có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng YouTube Adsense của Tập đoàn, bao gồm SpringMe Pte. Ltd., Yeah1 Network Pte. Ltd và ScaleLab LLC.
Phía YouTube cho rằng SpringMe Pte. Ltd. (công ty có trụ sở tại Thái Lan, Tập đoàn Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách của YouTube. Điều này dẫn tới việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan tới YouTube Adsense trực thuộc Tập đoàn.
Cổ phiếu nằm sàn, lãnh đạo chủ chốt chi gần 35 tỷ mua cổ phiếu
Yeah1 ngay lập tức phát đi thông báo đã có những hành động làm rõ thêm với YouTube về bản chất hoạt động Tập đoàn. Song song, ban quản lý cấp cao của Yeah1 đang tích cực làm việc trực tiếp với các quản lý cấp cao của YouTube để hiểu rõ sự việc nêu trên và để đạt được kết quả tích cực về việc tiếp tục các thỏa thuận với YouTube sau ngày 31/3/2019.
Phản hồi sơ bộ về sự việc, phía Yeah1 khẳng định chỉ đứng trên vai trò là đơn vị quản lí, hỗ trợ và thực hiện các thủ tục thanh toán chi trả giữa đối tác và YouTube. Còn về nội dung, các đối tác sở hữu các kênh YouTube tham gia và nhận chia sẻ doanh thu quảng cáo từ YouTube trên nội dung do mình sáng tạo ra, Yeah1 không gây thiệt hại về mặt thu nhập của các đối tác nên không phải đền bù trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với YouTube sau ngày 31/3/2019.
Mặc dù vậy, cổ phiếu YEG trên thị trường ngay lập tức giảm sàn trong phiên 4/3 và 5/3, tương ứng với gần 1.000 tỷ đồng vốn hóa bốc hơi. Rất nhiều ý kiến cũng như thắc mắc từ phía thị trường về sự cố trên, phản ứng của cổ phiếu thể hiện phần nào niềm tin bị lung lay của nhà đầu tư - từng tin tưởng quá mức vào tương lai của một đơn vị với ngành nghề hoàn toàn mới mẻ.
Kết phiên, Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu qua sàn, tính theo thị giá hiện tại tương đương tổng số tiền bỏ ra là 22,8 tỷ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 8/3-7/4/2019. Song song, Phó Tổng Giám đốc Tài chính – ông Võ Thái Phong – cũng đăng ký mua vào 50.000 cổ phiếu cùng thời gian trên, tương đương số tiền chi 11,4 tỷ đồng.
Cổ phiếu Yeah1 tiếp tục giảm sàn trong ngày 5/3
YouTube Adsense đóng góp 13% lợi nhuận năm 2018
Trở lại với sự cố vận hành trên YouTube, Yeah1 cho biết tính riêng năm 2018, mảng kinh doanh YouTube AdSense đóng góp khoảng 1 triệu USD cho Yeah1, tương ứng khoảng 13% lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn. Trong bối cảnh YouTube chấm dứt CHSA, ban lãnh đạo Yeah1 sẽ thúc đẩy các mảng kinh doanh khác để đảm bảo chiến lược phát triển chung của Tập đoàn.
Ngay trong ngày, Yeah1 tiếp tục phát đi thông báo cam kết thanh toán đầy đủ và đảm bảo quyền lợi như trong hợp đồng với các đối tác trước và sau ngày 31/3/2019, ngay cả trong trường hợp xấu nhất, thông báo này đã gửi email cập nhật tới các đối tác trong hệ thống. Tập đoàn cho biết kết quả làm việc cuối cùng với YouTube sẽ được cập nhật đến khách hàng, đối tác chậm nhất vào ngày 11/3/2019.
Như vậy, sự cố trên ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động của Yeah1; khi mà bên cạnh 13% lợi nhuận thu về từ YouTube Adsense trong năm 2018, Tập đoàn đang đặt mục tiêu phát triển mạnh vào mảng xuất bản nội dung trên YouTube, ngược lại đây cũng đang là nguồn thu chính và được kỳ vọng nhất của Yeah1.
Liên quan đến mảng kinh doanh kỹ thuật số trên nền tảng YouTube, hiện Yeah1 có hai nguồn thu, bao gồm:
1. Chủ sở hữu các kênh trên YouTube có thể chọn làm việc trực tiếp với YouTube để kiếm tiền từ nội dung video của họ: Yeah1 lúc này trên vai trò là MCN, phần lớn doanh thu Yeah1 Network được nhận từ YouTube (thông qua Google). Các nhãn hàng/nhà quảng cáo sẽ trực tiếp trả tiền cho YouTube để phân phối các quảng cáo của họ tới người xem. Doanh thu quảng cáo được trả bởi nhà quảng cáo dựa trên CPM (cost per 1000 impressions) - Giá trên mỗi nghìn lượt xem. YouTube giữ 45% doanh thu quảng cáo và trả 55% còn lại cho Yeah1 Netwwork. Sau đó, Công ty sẽ giữ khoảng 5-30% trên phần doanh thu nhận được từ YouTube và thanh toán 70-95% còn lại cho các nhà sản xuất nội dung/đối tác kênh YouTube của mình (YouTuber).
2. Quảng cáo trực tiếp trên các video của Yeah1 và đối tác: Một nguồn thu khác cho các MCN trên YouTube thông qua việc tiếp thị bán hàng trực tiếp, nơi các thương hiệu và nhà quảng cáo xuất hiện trong nội dung video của hệ thống Yeah1 Network (thay vì các biểu ngữ và videp quảng cáo bên ngoài được YouTube nhúng). Đây cũng là cách nhiều chủ sở hữu kênh thường chọn thông qua hợp tác với MCN của Yeah1 để thu hút số lượng xem nhiều hơn và qua đó tăng doanh thu thông qua việc được phổ biến định kỳ các xu hướng mới trên YouTube, tận dụng các nội dung có bản quyền về các MCN tham gia để tạo ra các nội dung mới, tối ưu hóa không gian quảng cáo, phát triển khách hàng mục tiêu và được quảng cáo chéo qua các kênh của hệ thống.
Nguồn: Yeah1.
Ghi nhận đến cuối năm 2018, mảng kinh doanh kĩ thuật số trên YouTube và xuất bản nội dung số tăng mạnh hơn 93%; chiếm lần lượt 55,6% doanh thu và 88,6% lợi nhuận toàn Tập đoàn. Hiện, phía Yeah1 chỉ xác nhận 13% lợi nhuận từ mảng YouTube Adsense bị ảnh hưởng sau sự cố chấm dứt CHSA – Tập đoàn xác nhận chỉ đơn thuần là trung gian vận hành nên không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể hiểu nôm na 76% còn lại từ YouTube thu được thông qua việc phát triển nội dung, quảng cáo trực tiếp trên các video của Yeah1 và đối tác.
Được biết, CHSA là giấy phép để các công ty nêu trên được phép tuyển chọn và quản lý doanh thu quảng cáo trên YouTube AdSense từ các kênh YouTube của bên thứ ba.
Kế hoạch doanh thu được Yeah1 đưa ra trong bản cáo bạch niêm yết
Câu hỏi đặt ra lúc này, sự cố trên diễn ra trong bối cảnh Yeah1 vừa chi hàng chục triệu đô cho hàng loạt thương vụ M&A quốc tế đình đám, liệu mục tiêu mở rộng mảng kỹ thuật số sang các thị trường có bị ảnh hưởng?
Chi hàng chục triệu USD hướng đến tham vọng tạo sân chơi toàn cầu tại Việt Nam
Đầu năm 2019, Yeah1 chi (tối đa) 20 triệu USD mua lại ScaleLab – một công ty tại Mỹ chuyên về tối ưu hóa nội dung và tối đa hóa người xem trên YouTube.
ScaleLab là một trong những hệ thống video kỹ thuật số (MCN) lớn trên thế giới (Top 10) với hệ thống hơn 1.750 kênh YouTube, 408 triệu người đăng ký và 3 tỷ lượt xem hàng tháng. Việc hợp nhất ScaleLab giúp nâng hạng Yeah1 từ Top 6 lên Top 3, song song hỗ trợ Yeah1 cải thiện vị thế trên trường MCN quốc tế khi thị trường Mỹ theo đánh giá của người trong cuộc hiện gấp 3 lần thị trường Việt Nam. Trong tương lai, Yeah1 dự kiến giảm chi phí tại ScaleLab thông qua đưa việc quản lý và sáng tạo nội dung về các nước có chi phí thấp như Việt Nam.
Chia sẻ tại sự kiện mua lại ScaleLab, đại diện Yeah1 cho biết bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác với các nhà sản xuất/cung cấp các nội dung cao cấp (premium content), lâu dài Tập đoàn hướng đến sẽ đầu tư sản xuất các nội dung có thể phân phối toàn cầu. Chưa kể, với lợi thế hiện có, giá trị Yeah1 đóng góp cho đối tác sẽ cao hơn (hỗ trợ thêm về mặt nội dung), do đó nguồn thu lúc này của Tập đoàn sẽ không dừng lại trên vai trò là đơn vị vận hành trung gian đứng giữa YouTube và người sáng tạo nội dung.
Ngay sau thương vụ ScaleLab, Yeah1 tiếp tục mua các tài sản Thoughtful Media (Mỹ) và Thoughtful Thailan Limited (Thái Lan). Tương tự, Thoughtful Media Group (TMG) là MCN quản lý hơn 580 kênh YouTube tại Thái Lan, Yeah1 kỳ vọng TMG Thái Lan sẽ mang lại doanh thu 2-3 triệu USD trong năm đầu, con số 2 năm sau đó dự tăng lên 6-7 triệu USD.
Có thể thấy, với tham vọng trở thành Top MCN quốc tế, Yeah1 năm 2019 chi mạnh cho những dự án M&A; trong đó, doanh số quảng cáo từ YouTube đã, đang và dự kiến đóng vai trò chủ lực của Yeah1 đến năm 2020. Tập đoàn cũng mục tiêu đẩy mạnh mảng NonYouTube trong tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"