Ngày càng nhiều người mua sắm qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter thay vì qua website. Đây là xu hướng có lợi cho các nhãn hãng quy mô nhỏ.
- VinFast VF8 chốt giá từ 1,057 tỷ đồng: Ngang cỡ Mercedes-Benz GLC, đặt trước nhận voucher 150 triệu, tặng option thông minh trọn đời
- VinFast VF9 mở bán với giá từ 1,443 tỷ đồng: Lớn hơn Lexus LX 570, đặt sớm nhận voucher 250 triệu kèm gói option công nghệ thông minh trọn đời
- Ra mắt VinFast VF5 - SUV đô thị cỡ nhỏ đầy tiềm năng thay Fadil trở thành 'xe quốc dân' tại Việt Nam
Mua sắm qua các kênh mạng xã hội dự kiến bùng nổ trong vài năm tới và mở ra cơ hội cho những người chơi nhỏ. Theo báo cáo từ hãng tư vấn Accenture, thương mại mạng xã hội (social commerce) có thể tăng trưởng nhanh gấp 3 lần thương mại điện tử truyền thống trong vòng 4 năm nữa. Social commerce ước đạt giá trị 1,2 nghìn tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025, chiếm 16,7% tổng chi tiêu thương mại điện tử, theo Accenture.
Thương mại mạng xã hội bao gồm mọi thứ, từ mua sắm trên ứng dụng thực hiện trên các trang Facebook, Instagram, TikTok của nhãn hàng, người nổi tiếng cho đến các kênh mua sắm phát sóng trực tiếp (livestream). Khác với mua sắm thương mại điện tử truyền thống, social commerce thực sự cân bằng cuộc chơi giữa những “cá lớn” như Amazon với các “cá con” vì giúp doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn một cách dễ dàng.
Các chuyên gia của Accenture viết trong báo cáo: “Bất kỳ thương hiệu nào, dù lớn hay nhỏ, đều có thể bán hàng qua thương mại mạng xã hội. Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể trở thành hay tạo ra một thương hiệu riêng và trực tiếp tiếp cận thị trường. Điều này có tác động tích cực lớn đối với các doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ lẻ vì họ được tiếp cận thị trường tiềm năng khổng lồ, vốn không có sẵn trước đó”.
Khảo sát hơn 10.000 người dùng mạng xã hội toàn cầu cho thấy, 59% nói có xu hướng mua sắm từ các thương hiệu nhỏ khi mua hàng trên mạng xã hội hơn so với khi duyệt web. 44% chia sẻ họ có xu hướng mua một thương hiệu chưa nghe tên bao giờ qua các kênh mạng xã hội.
Báo cáo của Accenture nhận định, phép toán đang thay đổi đáng kể. Thay vì một vài nhà bán lẻ và thương hiệu lớn bán cho hàng triệu người dùng, chúng ta chứng kiến hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và cá nhân bán cho người khác trong hệ sinh thái social commerce khổng lồ. Do đó, các thương hiệu lớn tiếp tục đối mặt với cạnh tranh ngày một tăng từ hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ.
Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong thương mại mạng xã hội xét cả về quy mô và mức độ phát triển. Nước này đang mở đường cho các nước khác. Accenture dự đoán một số thị trường đang phát triển như Ấn Độ và Brazil sẽ ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất trong social commerce vài năm tới.
Xu hướng mua hàng qua mạng xã hội tăng mạnh trong dịch Covid-19 do nhiều người ở nhà hơn và không thể đến cửa hàng. Rob Garf, Phó Chủ tịch tại bộ phận Bán lẻ và hàng hóa tiêu dùng của Salesforce, dự đoán social commerce sẽ trở thành các trung tâm thương mại tiếp theo. “Đừng bỏ qua nó”, ông nhắn nhủ trong một sự kiện cuối năm 2020.
Trong khi đó, Suketu Gandhi, đối tác của hãng tư vấn quản trị Kearney, cho rằng nhu cầu đối với trải nghiệm mua sắm cá nhân hơn và tương tác tốt hơn là động lực dẫn dắt thay đổi. “Website đã chết. Nó nhàm chán, thiếu sáng tạo nên phải có thứ thay thế”, ông nhận xét.
Theo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương