Chưa kể các vấn đề liên quan đến luật quảng cáo, màn flash sale vừa qua của Xiaomi đúng là một thảm họa về tiếp thị khi nó khiến hàng ngàn người như cảm thấy bị lừa.
Tuần trước, Xiaomi đã chính thức ra mắt tại thị trường Anh. Đó là một bước phát triển đầy hào hứng đối với những người tìm mua điện thoại tại Anh. Các điện thoại của Xiaomi không chỉ thực sự tốt, mà còn có giá rẻ không ngờ.
Tưởng chừng như không có cách nào để Xiaomi có thể tự tay phá bỏ đi sự hào hứng đó. Thế nhưng, họ vẫn tìm ra cách.
Đầu tiên, trong quảng cáo ra mắt của mình, Xiaomi giới thiệu hai chiếc điện thoại - Mi 8 Lite và Mi A2 - có mức giá thấp đến không tưởng: chỉ 1 Bảng Anh. Đó rõ ràng là một món hời không thể tốt hơn, và hàng ngàn người đã tranh nhau cơ hội để có được nó trên tay.

Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí của mình, Xiaomi dường như lờ đi không tiết lộ một chi tiết quan trọng: số lượng những chiếc điện thoại được bán ra trong đợt flash sale 1 Bảng Anh này. Có lẽ đây là một hành vi có chủ đích của Xiaomi khi họ e ngại rằng, nếu mọi người biết được con số thực, sự phấn khích sẽ không còn nhiều như vậy nữa.
Theo trang điều khoản và điều kiện (Terms and Conditions - một trang hầu như không mấy ai chú ý) trên chương trình này, chỉ có 3 chiếc Xiaomi Mi 8 Lite có mặt trong chương trình flash sale đầu tiên này. Vâng, chỉ có 3 chiếc mà thôi. Các chương trình flash sale khác thậm chí chỉ có 2 chiếc.

Hàng trăm – thậm
chí hàng nghìn – người mua tiềm năng đã đăng ký và đăng nhập vào chương trình này. Họ chờ đợi với kỳ vọng vào chương trình. Và rồi họ thất vọng, thật sự thất vọng vì số thiết bị ít ỏi được bán ra đã hết veo chỉ trong một vài giây ngắn ngủi.Thậm chí họ còn thất vọng hơn khi một người dùng soi vào đoạn code trong trang web, và phát hiện ra rằng, nó được cài đặt để hiển thị thông báo rằng các điện thoại khuyến mại đã được bán hết ngay khi chương trình flash sale bắt đầu, mà không cần kiểm tra số lượng thực của kho hàng.

Người dùng Twitter này mày mò trong source code của trang web và phát hiện ra rằng, trang web sẽ hiển thị thông báo hết hàng mà không thực hiện request kiểm tra lượng hàng tồn.
Sau đó, Xiaomi tuyên bố rằng, số lượng điện thoại sẽ được bán theo hình thức quay số. Những người ấn nút gần nhất với thời điểm định trước của chương trình sẽ được tham gia quay số, với "người thắng cuộc" được lựa chọn ngẫu nhiên.
Trước đó tuyên bố của Xiaomi lại không hề đề cập đến việc quay số trúng thưởng này, mà chỉ cho biết, những chiếc điện thoại sẽ được bán theo nguyên tắc, ai đến trước, mua trước.

Đúng là trò lừa đảo! Tất cả đều báo hết hàng chỉ trong một giây! Wow!
Không cần phải nói mọi người cảm thấy tức giận như thế nào. Chỉ nhìn vào những lời lẽ tức giận đang tuôn ra từ Twitter cũng có thể thấy, nhiều người đang cảm thấy không thể nuốt nổi sự khó chịu này. Sâu thẳm trong lòng mình, có lẽ họ đang tức giận và thấy mình bị lừa.

Không muốn nói sự kiện Xiaomi £1 là một trò lừa đảo công khai, nhưng tôi có 3 thiết bị truy cập vào website từ các mạng khác nhau và không thiết bị nào nhìn thấy mức giá £1.
Không nói đến việc liệu đây có phải là một hành vi sai trái có chủ đích của Xiaomi hay không (đoạn source code trong trang web rõ ràng là một sự sai trái khi tự động hiển thị thông báo "Đã hết hàng" ngay khi đến thời điểm mở bán), nhưng chắc chắn họ vừa thực hiện một chiến dịch tiếp thị "thảm họa" nhất trong lịch sử.
Họ có một cơ hội để tạo ấn tượng đầu tiên với người mua tiềm năng tại Anh Quốc, và Xiaomi hoàn toàn có thể làm tốt hơn thế. Đây là lần đầu tiên họ thâm nhập vào thị trường này, nhẽ ra họ nên thận trọng hơn và tránh gây ra các sự việc làm người dùng thất vọng như vừa qua.
Ít nhất họ vẫn còn hy vọng khi điện thoại của họ vẫn đang được đánh giá tích cực trên thị trường.
Tham khảo The Next Web
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Giả thuyết mới cho rằng vũ trụ chỉ là mô phỏng máy tính, và lực hấp dẫn khiến mọi thứ hút nhau là do chúng ta đang bị nén vào một file RAR, để "người lập trình" tiết kiệm ổ cứng
Tin vui là giả thuyết này sẽ giúp chúng ta tránh được viễn cảnh về "Cái chết nhiệt" của vũ trụ, tuân theo Định luật thứ hai nhiệt động lực học. Tin buồn là sẽ luôn có một khả năng, toàn bộ "server" vũ trụ của chúng ta sẽ đột ngột sập nguồn, nếu có "ai đó" ngoài kia vô tình rút điện.
Chỉ dùng GPU NVIDIA, các nhà khoa học giải được "bài toán 10.000 năm", chứng minh sức mạnh lượng tử của Google không hề tuyệt đối