Con người dành phần ba cuộc đời để ngủ, nhưng giấc ngủ vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được con người khám phá. Vậy nên, không ít lầm tưởng chúng ta nghĩ là đúng nhưng thực chất lại gây hại cho cơ thể rất nhiều
Giấc ngủ liên kết chặt chẽ và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, tâm trạng và sức khoẻ của mỗi người. Một giấc ngủ không tốt tối hôm trước đồng nghĩa là cảm giác uể oải, và tâm trạng dễ gắt gỏng vào sáng hôm sau, ngắn hạn thì nó khiến năng suất công việc, học tập của bạn giảm kha khá trong ngày hôm ấy. Nhưng thiếu ngủ mãn tính sẽ ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khoẻ, tăng nguy cơ truỵ tim và tử vong sớm.
Các nhà khoa học nghiên cứu về giấc ngủ nói rằng còn rất nhiều việc phải làm để nhận thức cho mọi người biết thế nào là thói quen ngủ tốt, và loại bỏ những lầm tưởng về thói quen xấu. Một nghiên cứu mới đây được xuất bản trên Sleep Health đã giải quyết vấn đề này bằng cách thu thập tất cả những lầm tưởng truyền miệng này và kiểm tra chúng. Những lầm tưởng này được xếp hạng theo 2 yếu tố: mức độ sai của nó và mức đọ ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng. Và dưới đây là 8 lầm tưởng thường gặp đứng đầu trong danh sách
Nhiều người trưởng thành chỉ cần ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn cho một sức khoẻ bình thường
Các nhà nghiên cứu xếp hạng lầm tưởng này gây hại nhiều nhất cho sức khoẻ và cho cộng đồng. Thiếu ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, và chả có gì là tốt cả. Thiếu ngủ tăng nguy cơ bị cao huyết áp và đau tim, giảm khả năng nhận thức và tăng nguy cơ bị trầm cảm. Tiểu đường và béo phì cũng dễ mắc hơn do sự ảnh hưởng của nội tiết tố tác động đến quá trình trao đổi chất
Đối với người lớn, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên ngủ từ bảy đến chín giờ mỗi đêm và thực sự không có cách nào để bạn cắt bớt thời gian ngủ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ cả.
Bạn không khoẻ hơn khi thiếu ngủ thường xuyên, bạn chỉ quen với nó hơn thôi
“Có thể có sự khác biệt việc một cá nhân cần ngủ bao nhiêu nhưng tôi không biết một cá nhân nào có thể thay đổi điều đó quá nhiều. Tôi nghĩ rằng bạn có thể quen với việc ngủ ít hơn, nhưng bạn cũng làm quen luôn với việc trở nên khốn khổ do thiếu ngủ” bác sĩ Steven H. Feinsilver, giám đốc Trung tâm Y học về giấc ngủ tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết.
Xem tivi trước khi đi ngủ là cách thư giãn tốt trước khi đi ngủ
Có thể bạn đã biết điều này không đúng, và thói quen này không chỉ dừng lại ở tivi, smartphone, máy tính bảng và tất cả những đồ dùng công nghệ của bạn không phải là cách hay để giải trí trước khi đi ngủ. Các nhà nghiên cứu ngày càng chỉ ra rõ ảnh hưởng của ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử ảnh đến giấc ngủ của bạn và kết quả tiêu cực thấy rõ. Sử dụng điện thoại, máy tính, tivi khiến bạn bị thu hút bởi những nội dung trong đó, bạn khó đi vào giấc ngủ hơn và dẫn đến thiếu ngủ. Giường là để ngủ, với một ngoại lệ. Nhưng xem tivi và internet phải không ngoại lệ đó
Không quan trọng là bạn ngủ lúc nào trong ngày
Đồng hồ sinh học của chúng ta về thức và ngủ có xu hướng tuân theo và hoà hợp nhịp điệu tự nhiên mặt trời lặn và mặt trời mọc. Tuy vậy, vì lý do công việc, gia đình hay cuộc sống xã hội, đôi lúc chúng ta không ngủ hoàn toàn trong buổi đêm. Bạn nghĩ bạn có thể ngủ bù vào ngày hôm sau nhưng thực tế cơ thể bạn phải mất từ 1 đến 2 tuần để hồi phục hoàn toàn sau 1 đêm bạn thức trắng.
Nếu bạn buộc phải thức đêm, ngủ muộn một vài buổi, nó không quá to tát. Nhưng nếu bạn thay đổi hẳn nhịp sinh học của bạn, ngủ trong một khoảng thời gian khác thì nó thực sự không tốt cho sức khoẻ của bạn chút nào. Nghiên cứu chỉ ra những người làm ca đêm thường trải qua quá trình đồng bộ hoá nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ của họ thường kém hơn. Họ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về trầm cảm hay tiểu đường.
Nằm trên giường và nhắm mắt cũng tốt như ngủ vậy
Bạn có thể cảm thấy như bạn đang nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường, ngay cả khi bạn không thể ngủ được, nhưng các nhà nghiên cứu đánh giá đây là lầm tưởng phổ biến và gây hại rất nhiều cho sức khoẻ. Tất cả mọi thứ từ não bộ, đến tim, phổi của bạn hoạt động khác nhau khi ngủ so với khi thức. Nếu bạn biết bạn đang thức, phần còn lại của cơ thể bạn cũng vậy: gan, túi mật, phổi sẽ không vào quá trình thải độc, não bộ cũng không hệ thống lại những ký ức trong ngày vừa qua và bạn cũng dễ bị mắc bệnh Ahzeimer hơn.
Nằm và nhắm mắt không phải là cách nghỉ ngơi hoàn toàn như ngủ
Ngủ được mọi nơi, mọi lúc là dấu hiệu của hệ thống giấc ngủ lành mạnh
Một người có thói quen ngủ lành mạnh cũng thường mất một vài phút để đi vào giấc ngủ, còn nếu một người có thể ngủ ngay lập tức khi mới đặt lưng, đó có thể là dấu hiệu của người bị thiếu ngủ. Thực sự thì, ngủ ngay tắp lự như một món quà vậy, nhưng việc bạn có thể ngủ dễ dàng trên chuyến xe dài hay trong một buổi họp chán ngắt, có thể là do bạn đang thiếu ngủ. Lầm tưởng này, theo nhiều người là nguy hiểm, bởi nó khiến nhiều người không để ý đến việc điều này không tốt cho họ, hay đây là dấu hiệu rằng sức khoẻ họ đang không tốt
Uống rượu trước khi đi ngủ sẽ cải thiện giấc ngủ của bạn
Thực sự thì khi bạn uống rượu hay bia, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và muốn nhắm mắt hơn, rượu có thể làm người uống đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến lầm tưởng rằng rượu bia giúp bạn ngủ ngon, nhưng thực tế thì nó là thứ gây rối loạn giấc ngủ của bnaj thì đúng hơn.
Nếu uống rượu trong vòng một giờ trước khi ngủ sẽ gây xáo trộn nửa giấc ngủ cuối. Người uống rượu sẽ ngủ chập chờn hay tỉnh giấc bởi những giấc mơ và ngủ lại rất khó khăn. Nếu vẫn tiếp tục dùng rượu trước khi ngủ lâu dài thì hiệu quả an thần sẽ giảm, trong khi tác động gây xáo trộn giấc ngủ ngày càng tăng. Rối loạn giấc ngủ kiểu này thường gây ra mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở người già vì khi họ uống cùng liều lượng rượu với người trẻ thì nồng độ rượu trong máu và não của họ lại cao hơn nhiều.
Não bộ và cơ thể có thể học cách hoạt động hiệu quả khi quen với việc ngủ ít hơn
Giữa công việc, gia đình, bạn bè, ai mà có đủ thời gian mà ngủ cả tối chứ? Có một niềm tin phổ biến là nếu bạn cố thêm chút nữa, bạn có thể vượt qua việc ngủ không đủ giấc, bạn chỉ cần thích nghi thêm một chút hay thêm 1 ly cà phê nữa là bạn sẽ được tiếp sức. Nhưng sự thật thì điều đó là sai hoàn toàn. Bạn vẫn sẽ phải chịu những tổn thương ở não bộ, ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, dài hạn, khả năng tập trung trong công việc và tăng nguy cơ bị mắc bệnh Ahzeimer như thường. Cơ thể của bạn không thể làm quen với thiếu xót này đâu!
Ngoài việc làm phiền những người ngủ cùng, ngáy to hầu như không gây hại gì cả
Ngủ ngáy là một triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ, một rối loạn nguy hiểm ảnh hưởng đến không chỉ chất lượng giấc ngủ mà còn cả tính mạng của bạn. Ngủ ngáy mãn tính có thể là do đường thở của bạn đang bị chặn vào ban đêm
May mắn là không phải tất cả những người ngủ ngáy là do bệnh ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn ngủ ngáy và thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày thì lúc đó hãy đến gặp bác sỹ để tìm cách giải quyết. Nguyên do bởi không khí khó đi vào cơ thể dẫn đến não bộ thiếu Oxy, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Những người bị thừa cân béo phì, huyết áp cao hay thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4