Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ

    Dink,  

    Những bài học trong quá khứ sẽ dạy được chúng ta rất nhiều điều trong cuộc chiến chống nCoV hiện tại.

    Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ - Ảnh 1.

    2019-nCoV.

    Dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi chủng virus corona mới đang lây lan nhanh, đã có 28.339 người nhiễm và 565 người tử vong bởi 2019-nCoV nhưng chắc chắn con số sẽ không dừng lại tại đó. Tuy nhiên, khi chúng ta lật lại lịch sử, ta sẽ thấy chưa lần nào Châu Á chịu khuất phục trước đại dịch lớn, dù những con số chúng mang theo đáng ngại nhường nào.

    Hãy tập trung mà nhìn cụ thể hơn vào chủng virus corona, họ virus thường thấy trên động vật. Khi lây lan trên người, virus chủng corona thường chỉ gây ra cảm cúm thông thường. Đã có những chủng đã từng gây ra đại dịch, và 2019-nCoV - đại dịch đang diễn ra - không phải chủng virus corona đầu tiên mà Châu Á chúng ta phải đối diện.

    Tham khảo thêm các kiến thức chuẩn xác và cách phòng tránh virus corona mới tại đây.

    Ta đã từng đẩy lùi SARS-CoV

    Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ - Ảnh 3.

    SARS-CoV.

    SARS là viết tắt của Severe acute respiratory syndrome, nghĩa là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, với ca nhiễm đầu tiên tại Trung Quốc hồi năm 2002. Con virus có tốc độ lây lan đáng ngại đã lây lan ra 37 nước, khiến 8.422 người mắc bệnh và 916 ca tử vong - tức là tỷ lệ tử vong khá cao, đạt 10,9 %. 

    Nguy cơ dịch trở lại vẫn lẩn khuất đó đây, khi ta không rõ SARS-CoV có còn trên động vật. Dù vậy, tính đến năm 2003, ta đã tạm thời triệt tiêu được dịch SARS lây lan trên người và tính từ năm 2004 tới giờ, thế giới không ghi nhận thêm ca nhiễm SARS nào. 

    Ta tiếp tục hạn chế được MERS-CoV

    Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ - Ảnh 4.

    MERS-CoV.

    Virus MERS-CoV cũng thuộc chủng virus corona, cùng họ với cả SARS-CoV và 2019-nCoV, gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông. Ca nhiễm MERS đầu tiên được ghi lại là một người đàn ông tại Ả-rập Xê-út hồi năm 2012. Cũng trong năm 2012, thêm một loạt ca nhiễm mới xuất hiện tại Ả-rập Xê-út và Qatar, không rõ rằng đây là virus lây từ động vật hay lây từ người sang người, chỉ biết rằng MERS-CoV không dễ lây lan tới vậy, việc nhiễm từ người sang người chỉ xảy ra khi họ có động chạm thân thể.

    Có tổng cộng 2.494 trường hợp mắc bệnh với 858 ca tử vong, đẩy tỷ lệ người tử vong do MERS lên tới 34,4%. 

    Năm 2015, một đợt bùng phát dịch MERS đã diễn ra tại Hàn Quốc, người ta đã ghi nhận 87 ca nhiễm bệnh và 6 ca tử vong; đất nước Hàn Quốc đã tiến hành cách ly hơn 2.500 người. Đến cuối năm 2015, có tất cả 186 trường hợp nhiễm bệnh tại Hàn Quốc, trong đó có 38 trường hợp tử vong.

    Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ - Ảnh 5.

    Đám cưới trong dịch SARS tại Hàn Quốc, ảnh chụp năm 2015.

    Cũng giống SARS, không có thuộc đặc trị hay vaccine ngăn ngừa MERS, vẫn còn trường hợp tử vong do MERS tính tới cuối năm 2019 thế nhưng (một người phụ nữ 67 tuổi tại Doha, Qatar), thế nhưng chính quyền địa phương đã có những phương án cách ly kịp thời, theo dõi sát sao những cá nhân có tiếp xúc với người bệnh. Giống như mọi đại dịch khác, khi chính quyền khẩn trương hành động, ra tay ngăn chặn dịch ngay khi nguy cơ nhen nhóm.

    Chắc các bạn vẫn nhớ cúm gia cầm A - H5N1

    Ai mà ngờ được một con chim đậu trên cửa sổ có thể khiến hàng chục triệu người tử vong, rồi trở thành mầm bệnh lây lan toàn cầu. Nếu các bạn chưa rõ đó là sự kiện gì, hãy đọc bài viết này để hiểu về dịch cúm H5N1 đã khiến Tây Ban Nha điêu đứng hồi năm 1918. 

    Mọi chuyện tệ hơn, khi virus bắt đầu lây lan tới Châu Á. Năm 1925, Nhật Bản ghi nhận những ca H5N1 đầu tiên, Hong Kong phát hiện ra virus H5N1 lây lan trong lãnh thổ của mình hồi 1997. Đến năm 2004, Đông Nam Á chứng kiến H5N1 bùng phát.

    Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ - Ảnh 6.

    Indonesia và Việt Nam là hai nước Châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch cúm gia cầm, với 192 ca nhiễm và 160 ca tử vong trên đất Indonesia, 124 ca nhiễm và 62 ca tử vong tại Việt Nam. Khu vực Đông Nam Á đã phải tiêu hủy hàng triệu con gia cầm, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Tuy nhiên, số gà mất đi lại đồng nghĩa với việc triệt tiêu được mầm bệnh tiềm năng. Vấn đề còn lại là phải điều trị người nhiễm sao cho hiệu quả.

    Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao và lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch và đại dịch, nhất là các chủng cúm mới. Vì vậy, các ca nghi cúm đầu tiên cần được chẩn đoán xác định sớm, sau đó cách ly điều trị tại cơ sở y tế.

    Bệnh viện Việt Nam đều có các buồng cách ly riêng dành cho bệnh lây nhiễm cao như cúm. Trong điều kiện bệnh xá và gia đình, bệnh nhân và người tiếp xúc phải đeo khẩu trang kín, kính mắt, găng tay, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên; thời gian cách ly người bệnh dài khoảng 5 ngày từ khi phát bệnh. Riêng với cúm A - H5N1, có các hướng dẫn cách ly riêng với mức độ an toàn cao hơn.

    Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ - Ảnh 7.

    Bệnh nhân bước ra từ khu cách ly của Bệnh viện Chợ Rẫy.

    Chắc hẳn các bạn vẫn nhớ cúm gà H5N1, và các bạn cũng nhớ rằng Tết của vài năm gần đây, ta vẫn có thể ung dung ăn thịt gà mà chẳng đoái hoài gì đến dịch. Tất cả là nhờ công tác kiểm soát dịch của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. 

    Hiển nhiên, dịch chưa hoàn toàn biến mất, H5N1 tiếp tục đột biến khiến các phương thuốc phát triển được không còn hiệu quả, nhưng điều đó lại nêu bật lên tầm quan trọng của việc kiểm soát dịch.

    Vậy từng cá nhân có thể làm gì?

    Khi thế hệ tương lai nhìn lại thời điểm đầu của thập niên 2020, họ sẽ thấy 2019-nCoV lại là một ví dụ nữa về tinh thần không chịu khuất phục của người xưa - chính là chúng ta của thời điểm hiện tại. 

    Cũng giống như việc tiêm vaccine để tiếp tục ngăn ngừa những căn bệnh đã biến mất trên người từ lâu, việc hữu hiệu nhất ta có thể làm ta tự bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh. Vô hình trung, hành động này sẽ tạo ra một lá chắn bảo vệ cho cả cộng đồng. 

    Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ - Ảnh 8.

    Công nhân miệt mài may khẩu trang nhằm đáp ứng nhu cầu cao ngất.

    Theo WHO khuyến cáo, virus 2019-nCoV lây lan thông qua dịch tiết từ người bệnh khi họ nói chuyện, hắt hơi, ho và virus có thể bay trong khoảng cách 2 mét tính từ người nhiễm, bên cạnh đó việc sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc hay sử dụng thực phẩm sống cũng sẽ tăng nguy cơ gây bệnh. 

    Từ những điều đó, ta có thể dễ dàng suy ra những cách thức giảm nguy cơ mắc bệnh. Đây là lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới trong đại dịch 2019-nCoV:

    Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ - Ảnh 9.

    Trang bị những thông tin, kiến thức hữu ích - kịp thời để xây dựng lá chắn bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại: https://lotus.vn/lachanviruscorona

    Tải app Lotus để kiểm tra độ hiểu biết, nhận thông báo mới nhất và theo dõi các nguồn tin uy tín về dịch bệnh.

    Bạn đừng quá lo lắng, Châu Á chúng ta đã đẩy lùi được tới BA đại dịch cúm trong quá khứ - Ảnh 11.

    Dữ liệu tổng hợp từ trang chủ của WHO và tài liệu của Bộ Y tế

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ