Rất nhiều người cho rằng khi hổ liếm, có thể sẽ mất một miếng da, vậy lưỡi hổ có thực sự có mức sát thương cao đến vậy?
- Hồ lớn nhất thế giới: Biển Caspi, thực sự nó là "biển" hay "hồ"?
- Hai anh cảnh sát bị đuổi việc vì mải săn Pokemon Go mà quên bắt cướp
- Anh lính cứu hỏa đánh bả chó mèo nhà hàng xóm có thể sẽ phải đi tù 10 năm!
- Mưa axit, được mệnh danh là thần chết trên bầu trời có tác hại như thế nào?
- Turkmenistan muốn dập tắt "Cổng địa ngục" đã bốc cháy suốt 50 năm trên sa mạc!
Có một câu nói phổ biến trong dân gian rằng mọi bộ phận trên cơ thể của hổ đều là "hung khí giết người", và ngay cả lưỡi của chúng cũng có thể gây hại cho con người. Nếu quan sát kỹ chiếc lưỡi của con hổ, bạn sẽ thấy khắp lưỡi của nó có những chiếc gai dày đặc, giống như “ngạnh”.
Tuy nhiên, khi những người chăn nuôi hổ bị chúng liếm thì lại không phát hiện dấu hiệu của việc bị thương. Điều này có nghĩa là câu nói vừa để cập ở trên là sai?
Trên thực tế, đúng là có "ngạnh" trên lưỡi hổ, nhưng việc có bị thương hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
"Râu" ở lưỡi hổ là cách nói dân gian, còn có tên khoa học trang trọng hơn là "nhú dạng sợi", là nhú lưỡi có số lượng nhiều nhất trên khắp bề mặt của lưỡi.
Trên thực tế, lưỡi của con người cũng có những nhú dạng sợi, là những u nhú từng cái một trên bề mặt lưỡi, không sắc nhọn như lưỡi của hổ. Theo hình dạng, có bốn loại nhú lưỡi: nhú dạng lá, nhú nấm, nhú đường viền và nhú dạng sợi.
Nhú dạng sợi trên lưỡi hổ chủ yếu bao gồm nhiều tế bào sừng hóa và thành phần của nó tương tự như ở móng tay, vì vậy không quá sai khi nói rằng trên lưỡi hổ có "ngạnh".
Không biết bạn có phát hiện ra rằng, không chỉ hổ mà cả mèo kể cả mèo nhà đều có "ngạnh" ở lưỡi. Nghiên cứu về "ngạnh" trên lưỡi mèo bắt đầu vào năm 1982.
Các nhà khoa học thời đó đã quan sát những "ngạnh" này bằng kính hiển vi điện tử và đưa ra giả thuyết rằng chúng là những cấu trúc hình nón. Lưỡi hổ có hình dạng giống như những chiếc gai trên bông hồng cũng giống như vậy.
Cho đến năm 2018, với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người đã có nhiều dụng cụ tinh vi hơn, một nghiên cứu của nhà khoa học Alexis Noel không chỉ làm thay đổi quan điểm của mọi người mà còn khẳng định cây lưỡi hổ có tính sát thương hay không.
Mặc dù các loài mèo như mèo nhà và linh miêu nhỏ hơn nhiều so với các loài mèo lớn như hổ và báo, nhưng kích thước và hình dạng của các nhú dạng sợi trên lưỡi của chúng tương tự nhau và chiều dài về cơ bản là khoảng 2,3 mm.
Các nhà nghiên cứu đã mua một miếng thịt lợn tươi từ cửa hàng, rửa sạch, sau đó sử dụng một chiếc lưỡi mèo cũng đã được làm sạch để "bóp" thịt lợn, và phát hiện ra rằng miếng thịt lợn đã bị rách.
Theo lý thuyết truyền thống, thịt lợn không thể bị dính hay rách đối với những cấu trúc hình nón, sau khi nghiên cứu sâu hơn, người ta phát hiện ra rằng "ngạnh" trên lưỡi mèo không phải là cấu trúc hình nón tiêu chuẩn, mà có một khoang hình chữ U.
Các nhà khoa học đã quét, tạo mô hình 3D lưỡi mèo và phát hiện ra rằng các nhú dạng sợi sẽ có cấu trúc khác nhau ở các vị trí khác nhau trên lưỡi.
Từ đầu lưỡi đến giữa lưỡi chủ yếu có một số nhú dạng sợi lớn cấu tạo bởi chất sừng cứng và kết cấu chắc chắn, trong khi các nhú dạng sợi gần gốc lưỡi mềm hơn, nhỏ hơn và đặc hơn.
Theo kết quả của "thí nghiệm thịt lợn", cho thấy "ngạnh" trên lưỡi của mèo quả thực có khả năng gây chết người, và thịt người không cứng hơn thịt lợn.
Vậy câu hỏi đặt ra là, vì các thí nghiệm cho thấy rằng "ngạnh" trên lưỡi hổ quả thực có thể gây sát thương đối với con người, nhưng thực tế chúng ta thấy rõ ràng chúng có thể liếm người nuôi và hổ con, tại sao người chăn nuôi và hổ con lại không sao?
Thực ra câu trả lời rất đơn giản, chẳng hạn như việc bạn dùng móng tay gãi nhẹ và cào cấu điên cuồng trong lúc đánh nhau sẽ cho ra hai kết quả hoàn toàn khác nhau.
"Ngạnh" trên lưỡi hổ không phải là vũ khí tấn công chính của chúng. Con hổ không dùng lưỡi để cạo thịt từ xương của con mồi, như người ta đồn đại, vì hiệu quả của việc làm như vậy quá nhỏ.
Khi một con hổ thực hiện hành động liếm, lưỡi của nó thường trải qua bốn quá trình: lưỡi kéo dài về phía trước, thân lưỡi mở rộng sang bên và trở nên cứng hơn nữa, lưỡi quét qua vật thể được liếm và thu lại theo hình dạng cuộn tròn.
Trong số đó, trong quá trình mở rộng sang bên và cứng lại của lưỡi sẽ khiến cho các nhú dạng sợi trên lưỡi sẽ xoay cho đến khi nó vuông góc với bề mặt của lưỡi, có thể gây ra chấn thương ở giai đoạn này.
Để hoàn thành các động tác này, cơ vân trên lưỡi phải hoạt động, nghĩa là nếu hổ thân thiện với bạn thì lực tác động nhỏ và tự nhiên sẽ không gây hại .
Trong "thí nghiệm thịt lợn", lực khống chế lưỡi mèo do người thí nghiệm tác dụng tương đối đơn giản, mục đích của thí nghiệm là chứng minh có sát thương hay không, do đó các nhà khoa học sẽ dùng lực lớn để thực hiện hành động này.
Nhìn chung, hổ có "ngạnh" trên lưỡi, và nếu chúng muốn, chúng thực sự có thể gây hại cho người.
Nhưng điều này có rất nhiều biến số, bởi vì cái lưỡi mọc trong miệng con hổ, và việc nó sử dụng lực bao nhiêu phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng của nó.
Mưa axit, được mệnh danh là thần chết trên bầu trời có tác hại như thế nào?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"