Bức tranh trên đá tại một ngôi đền cổ Thổ Nhĩ Kỳ miêu tả đã từng có vụ sao chổi va chạm diễn ra cách đây hơn 13.000 năm

    Nguyễn Tuấn Tài,  

    Cùng khoảng thời gian mà nền văn minh của chúng ta thay đổi mãi mãi.

    Các nhà nghiên cứu đã phiên dịch những ký hiệu cổ trong một ngôi đền nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng kể lại câu chuyện về sự tàn phá của một sao chổi khi va vào Trái Đất cách nay hơn 13.000 năm.

    Sau khi kiểm tra chéo sự kiện với mô hình máy tính của Hệ Mặt trời trong khoảng thời gian này, các nhà nghiên cứu cho rằng những ký hiệu được khắc trên đá có thể là dùng để miêu tả một vụ va chạm của sao chổi diễn ra vào khoảng 10.950 năm trước Công nguyên (TCN) - cùng thời gian một kỷ băng hà nhỏ bắt đầu và thay đổi nền văn minh mãi mãi.

    Kỷ băng hà nhỏ này còn được biến đến là thời kỳ Younger Dryas, kéo dài trong khoảng 1.000 năm, và nó được xem là một thời kỳ quan trọng đối với nhân loại bởi trong khoảng thời gian đó, nền nông nghiệp và văn minh thời kỳ đồ đá mới lần đầu tiên xuất hiện (có thể là để thích ứng với khí hậu lạnh mới). Thời kỳ này cũng được cho là liên quan đến sự tuyệt chủng của voi ma mút lông xoăn.

    Mặc dù thời kỳ Younger Dryas đã được nghiên cứu rất tỉ mỉ, nhưng đến nay vẫn chưa rõ điều gì đã kích hoạt giai đoạn này. Một vụ va chạm với sao chổi là giả thuyết hàng đầu, nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được các bằng chứng vật lý về sao chổi xuất hiện trong khoảng thời gian này.

    Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Edinburgh ở Anh nói rằng những ký hiệu chạm khắc trên đá, được tìm thấy trong một ngôi đền được cho là cổ xưa nhất trên thế giới - ngôi đền Gobekli Tepe ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy bằng chứng về một sao chổi đã kích hoạt thời kỳ Younger Dryas.

     Ngôi đền cổ Gobekli Tepe

    Ngôi đền cổ Gobekli Tepe

    Tôi cho rằng nghiên cứu này, cùng với những phát hiện gần đây về sự phổ biến bất thường của bạch kim ở khắp lục địa Bắc Mỹ, gần như là dấu ấn của sự kiện ‘sao chổi kích hoạt Younger Dryas’”, trưởng nhóm nghiên cứu Martin Sweatman nói.

    Gobekli Tepe được cho là xây dựng vào khoảng 9.000 năm TCN nhưng các ký hiệu trên cột đá có niên đại khoảng 2.000 năm trước đó. Thông qua bản dịch các biểu tượng trong ngôi đền, có vẻ như Gobekli Tepe không đơn thuần chỉ là một ngôi đền, nó có thể là một đài quan sát cổ đại dùng để theo dõi bầu trời đêm.

    Một cột trụ của ngôi đền đã được sử dụng để ghi nhớ sự kiện tàn phá này, nó có lẽ là ngày tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ khi kết thúc Kỷ Băng hà.

    Các hình chạm khắc được tìm thấy trên một cột đá Vulture Stone (ảnh bên dưới) cho thấy nhiều loài động vật khác nhau ở các vị trí cụ thể xung quanh tảng đá. Các ký hiệu này đã khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu, nhưng Sweatman và đội ngũ kỹ sự của ông đã khám phá ra chúng thực sự tương ứng với những chòm sao thiên văn, và miêu tả một mảnh sao chổi va vào Trái Đất.

    Hình ảnh của một người đàn ông không đầu trên tảng đá cũng được cho là biểu thị của thảm họa đối với con người và những mất mát to lớn trong cuộc sống theo sau vụ va chạm. Những ký hiệu còn cho thấy dấu tích được chăm sóc cẩn thận bởi người dân Gobekli Tepe trong hàng thiên niên kỷ, cho thấy sự kiện được miêu tả ở trên đã để lại tác động lâu dài đối với nền văn minh của họ.

    Để tìm hiểu xem liệu cuộc “đột kích” của sao chổi này có thực sự diễn ra hay không, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính để xem có ngôi sao nào va chạm với Trái Đất trong cùng khoảng thời gian này. Và họ đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự kiện trên có thể đã xảy ra vào khoảng 10.950 TCN, cộng trừ 250 năm.

    Niên đại của các biểu tượng này cũng trùng khớp với lõi băng lấy từ Greenland, thứ giúp xác định thời kỳ Younger Dryas bắt đầu từ khoảng 10.890 năm TCN. Theo Sweatman, đây không phải lần đầu tiên khảo cổ học đã giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá khứ của nền văn minh.

    Nhiều bức tranh hang động và các đồ tạo tác với các biểu tượng động vật giống nhau được lặp lại cho thấy công việc nghiên cứu thiên văn học có thể đã có từ rất xưa”, ông nói.

    Nếu bạn còn băn khoăn về điều này, hãy thử nghĩ nếu một sao chổi khổng lồ tiến vào Hệ Mặt trời khoảng 20 đến 30 ngàn năm trước, đó chắc chắn sẽ là một hiện tượng rõ ràng và nổi bật trong bầu trời đêm, thật khó để những người cổ đại có thể bỏ qua sự kiện này cũng như hậu quả mà nó đem đến.

    Thảo khảo Sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ