Đây là 5 công cụ tránh thai của 100 năm trước, giờ chỉ còn thấy trong viện bảo tàng

    Thanh Long,  

    Hãy cùng nhìn lại để thấy y học của thế kỷ 21 đã tiến xa đến thế nào. Câu hỏi đặt ra là: 100 năm nữa, bao cao su và thuốc tránh thai hiện tại có trở nên lỗi thời hay không?

    Dụng cụ kiểm soát sinh sản, hay công cụ tránh thai, được định nghĩa là một phương pháp, vật liệu hoặc thiết bị mà sau khi sử dụng, người quan hệ tình dục sẽ không thể mang thai. Trong suốt chiều dài lịch sử, cả nam giới và phụ nữ đã thử nhiều cách để đạt được mục đích này. Nhưng những công cụ tránh thai an toàn và hiệu quả nhất mới chỉ ra đời trong khoảng vài chục năm trở lại đây.

    Đó là lý do bạn thấy thế hệ cha ông chúng ta có rất nhiều con cái. Trong quá khứ, và tại một số thời kỳ, nhiều quốc gia thậm chí còn cấm sử dụng biện pháp tránh thai. Chẳng hạn như Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, trong nhiệm kỳ của mình từng gọi biện pháp tránh thai là "sự tự sát của một chủng tộc".

    Để đối phó với những đạo luật này, nhiều bác sĩ đã phải sử dụng đến những công cụ tránh thai lén lút. Cùng với đó là rất nhiều phương pháp tránh thai kỳ lạ, cổ lỗ sĩ mà bạn chỉ còn có thể thấy chúng trong viện bảo tàng. Chẳng hạn như:

    Bao cao su... nhưng là loại giặt được để tái sử dụng

    Đây là 5 công cụ tránh thai của 100 năm trước, giờ chỉ còn thấy trong viện bảo tàng- Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Bao cao su có một lịch sử hết sức lâu đời. Những bức tranh trên tường Kim tự tháp tiết lộ, người Ai Cập đã biết sử dụng chúng từ năm 900 Trước Công nguyên, những chiếc bao được làm từ ruột cừu, ruột dê hoặc một loài gia súc nào đó.

    Cùng khoảng thời gian này, người Trung Quốc cổ đại cũng từng dùng bong bóng cá như một công cụ để tránh thai. Trong khi đó, người Nhật sử dụng những chiếc bao làm từ giấy lanh.

    Mặc dù khác nhau về chất liệu, những chiếc bao dương vật, từ thời cổ đại cho đến cận đại, ở tất cả các nền văn hóa, đều có chung một đặc điểm: Chúng là hàng "limited", đòi hỏi quá trình sản xuất thủ công, rất cầu kỳ và mất thời gian.

    Đây là 5 công cụ tránh thai của 100 năm trước, giờ chỉ còn thấy trong viện bảo tàng- Ảnh 2.

    Một chiếc bao dương vật thời Ai Cập cổ đại được trưng bày trong viện bảo tàng.

    Ví dụ, nếu lấy ruột cừu làm bao, người Ai Cập phải ngâm nó vào nước rồi lột đi lột lại liên tục. Sau khi ruột cừu đã mềm và sạch, họ tiếp tục phải ngâm nó trong một dung dịch kiềm loãng, cứ nửa ngày lại phải lộn một lần. 

    Quy trình tiếp tục bằng việc cạo hết dịch nhầy và mỡ còn bám lại trên ruột sau đó họ phơi nó trên khói lưu huỳnh. Khi ruột sơ chế đã săn lại, họ tiếp tục phải giặt nó bằng nước và xà phòng, thổi phồng lên rồi phơi khô sau đó cắt ra thành miếng có độ dài phù hợp với dương vật. 

    Thành phẩm cuối cùng được may túm một đầu lại. Trước mỗi lần dùng đều mang đi ngâm nước cho mềm.

    Đây là 5 công cụ tránh thai của 100 năm trước, giờ chỉ còn thấy trong viện bảo tàng- Ảnh 3.

    Những chiếc bao cao su thời cổ đại được làm từ ruột động vật.

    Vì số lượng có giới hạn, những chiếc bao cao su thời cổ đại sẽ được tái sử dụng. Thói quen này được duy trì cho tới tận thế kỷ 19, khi những chiếc bao cao su thực sự ra đời, chúng bắt đầu được làm bằng cao su tổng hợp từ năm 1844, người ta vẫn tiếp tục tái sử dụng chúng bằng cách giặt sạch và phơi sau mỗi lần quan hệ.

    Phải đợi tới năm 1912, khi các nhà khoa học tạo ra được vật liệu latex, những chiếc bao cao dai, mỏng và dùng một lần như ngày nay mới ra đời.

    Bọt biển ngâm axit

    file-20230619-15-yqy28y.avif

    Ảnh minh họa

    Trước thời đại của những viên thuốc tránh thai, người ta đã tìm cách can thiệp một cách hết sức thô bạo vào cơ thể của những người phụ nữ, khi muốn kiểm soát khả năng sinh sản của họ. Chẳng hạn như công cụ ngừa thai này. Nó là một miếng bọt biển nhúng giấm, mà những người phụ nữ cần nhét vào âm đạo của mình sau khi quan hệ tình dục không an toàn.

    Miếng bọt biển này làm việc dựa trên nguyên lý của pH trong âm đạo. Vào thế kỷ 19, người ta quan sát thấy hiện tượng axit có thể giết chết tinh trùng, trong khi đó, giấm lại có tính axit nên ai đó đã nghĩ ra ý tưởng nhúng bọt biển vào giấm rồi đưa nó vào âm đạo.

    Đến đầu thế kỷ 20, trên thị trường bắt đầu xuất hiện những miếng bọt biển tránh thai tương tự, nhưng thay vì giấm nhà sản xuất sẽ tẩm vào đó một chất hoá học có tác dụng diệt tinh trùng. Cho đến tận bây giờ, một phiên bản của những miếng bọt biển này vẫn còn được bán ở Anh. Nhưng khảo sát cho thấy chỉ có dưới 1% phụ nữ sẵn sàng sử dụng chúng.

    Hiệu quả tránh thai của phương pháp này cũng không quá cao, chỉ ở mức 76-88% đối với phụ nữ trẻ. Phương pháp có thể sẽ hiệu quả hơn đối với phụ nữ lớn tuổi, những người vì tuổi tác mà khả năng thụ thai cũng đã giảm đi nhiều

    Nút âm đạo

    my00989_im01021_hdg7_spongeplacementthu_jpg.webp

    Ảnh minh họa

    Vật thể mà bạn đang thấy là một công cụ tránh thai được phát minh vào đầu thế kỷ 19. Nó được gọi là màng chắn, mũ hoặc nút âm đạo, thứ cần được đưa vào sâu trong âm đạo trước khi người phụ nữ quan hệ tình dục.

    Chiếc nút hoạt động giống như bao cao su, tạo ra một rào cản vật lý ngăn tinh trùng tiếp cận với trứng. Bản thân nó cũng được tẩm chất hóa học tiêu diệt tinh trùng như miếng bọt biển. Có điều người phụ nữ cần đặt nút trước khi quan hệ và để nó trong âm đạo của mình ít nhất 6 tiếng sau khi đối tác của họ xuất tinh.

    Phương pháp tránh thai này từng được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và châu Âu trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhưng tỷ lệ thất bại điển hình đối với phụ nữ trẻ khi sử dụng những chiếc nút này lên tới khoảng 12%. Đó là một phần lý do ngày nay, chúng gần như đã tuyệt chủng. Chưa đến 1% phụ nữ trên thế giới sẵn sàng sử dụng lại những chiếc nút cổ lỗ sĩ này.

    Tỷ lệ thất bại cao của nút âm đạo một phần là do chúng không ngăn được phụ nữ rụng trứng. Nếu tinh trùng vượt qua được chiếc nút thì khả năng thụ tinh của chúng vẫn rất cao. Một hạn chế khác là chúng phải được đặt đúng vị trí trong suốt quá trình quan hệ tình dục. Nếu người phụ nữ đổi tư thế, rất có thể chiếc nút sẽ bị tuột hoặc xô lệch. Khi đó, hiệu quả tránh thai sẽ giảm sút.

    Công cụ xịt rửa

    Đây là 5 công cụ tránh thai của 100 năm trước, giờ chỉ còn thấy trong viện bảo tàng- Ảnh 6.

    Rửa âm đạo sau khi quan hệ, thường là bằng dung dịch sát trùng, đã được sử dụng như một biện pháp tránh thai vào đầu thế kỷ 20. Thế nhưng, vẫn có một tỷ lệ những tinh trùng rất nhanh nhẹn đã bơi qua cổ tử cung ngay sau khi quan hệ. Điều này dẫn tới việc thụt rửa không còn hiệu quả nữa.

    Ngày nay, các chuyên gia y tế không khuyến khích việc thụt rửa âm đạo vì tác hại của nó đối với hệ vi sinh trong cơ thể phụ nữ (những vi khuẩn tốt đang âm thầm bảo vệ âm đạo của họ một cách tự nhiên). Ngoài ra, thụt rửa cũng có thể dẫn đến kích ứng và nhiễm trùng âm đạo.

    Đặt vòng tránh thai… nhưng mà nó lạ lắm

    file-20230619-15-aihcw9.avif

    Ảnh minh họa

    Các loại vòng tránh thai (IUD) đặt trong tử cung ngày nay vẫn là một dụng cụ tránh thai phổ biến. Nhưng giống như bao cao su, không phải lúc nào trong quá khứ chúng cũng hoạt động theo một cách giống như công cụ hiện đại.

    Đặt vòng ban đầu chỉ là một biện pháp tránh thai… bằng niềm tin là chính. Nói vậy là bởi người ta cứ đặt đủ thứ vào tử cung phụ nữ và nghĩ rằng chúng có tác dụng ngừa thai, nhưng sự thật thì không phải vậy.

    Ví dụ như hình ảnh phía trên bạn thấy, đó là một dụng cụ gọi là "wishhone". Trong tiếng Anh, nó có nghĩa là "xương đòn" bởi chiếc vòng tránh thai này trông bề ngoài giống với cấu tạo của xương đòn.

    Wishbone gồm hai lá kim loại dài nhô ra dùng để gá vào hai bên đáy tử cung, trong khi một chiếc nút bè ra hình tròn lớn ở dưới sẽ chắn cổ tử cung lại. Thật khó để tưởng tượng người ta đã đưa chiếc vòng tránh thai cồng kềnh này vào cơ thể người phụ nữ như thế nào. Họ chắc chắn không thể thấy thoải mái khi đeo nó.

    gr1-54.webp

    Các phiên bản vòng tránh thai trong lịch sử.

    Năm 1909, một chiếc vòng tránh thai phiên bản dễ chịu hơn đã được phát minh bởi Richard Richter, một bác sĩ phụ khoa người Ba Lan. Thiết bị tránh thai của Richter được ông mô tả là làm từ tơ tằm. Nó có hai sợi dây cho phép người sử dụng có thể tự lấy chiếc vòng ra ngoài. Vào thời điểm đó, rất nhiều phòng khám phụ khoa đã bí mật sử dụng những chiếc vòng tránh thai này, do đạo luật cấm sử dụng biện pháp tránh thai ở nhiều quốc gia.

    Đến năm 1920, một bác sĩ người Đức tên là Ernst Graefenberg đã tạo ra những chiếc vòng tránh thai làm bằng bạc. Nhưng vấn đề là cơ thể chúng ta có thể hấp thụ bạc. Do đó, khi những người phụ nữ sử dụng chiếc vòng này của Graefenberg, nướu của họ đã biến thành màu xanh lam.

    Nửa thế kỷ trôi qua, các bác sĩ phụ khoa đã thiết kế ra rất nhiều loại vòng tránh thai mà họ nghĩ rằng có tác dụng tiêu diệt tinh trùng trong âm đạo. Đến thập niên 1960, trên thế giới có cả thảy 70 dụng cụ đặt vòng các loại.

    Phiên bản vòng tránh thai bằng đồng hiện đại được phát minh bởi bộ đôi bác sĩ người Mỹ Howard Tatum và Jamie Zipper người Chile vào năm 1967. Sau khi ra đời, nó đã được các bác sĩ trên khắp thế giới tin dùng cho đến ngày nay, dựa trên sự hiệu quả, an toàn và dễ chịu đối với cơ thể phụ nữ.

    Ngày nay, cả nam giới và phụ nữ đã có rất nhiều lựa chọn biện pháp tránh thai, nhưng quá trình nghiên cứu phát triển các phương pháp tránh thai mới vẫn chưa dừng lại. 

    photo-1-1534844404175534181814.webp

    FDA chấp thuận một ứng dụng di động tên là Natural Cycles là một ứng dụng tránh thai. Sử dụng kèm nhiệt kế có độ nhạy cao, ứng dụng này có thể tính toán ngày không thụ thai chính xác tới 93%.

    Chẳng hạn như, một số nhà khoa học đang phát triển gel bôi tránh thai cho nam giới, những loại thuốc tránh thai dành cho phụ nữ với ít tác dụng phụ và thậm chí FDA đã chấp thuận một ứng dụng tên là Natural Cycles trên điện thoại cho phép tính ngày không rụng trứng chính xác tới 93%.

    Câu hỏi đặt ra là: Liệu 100 năm nữa, bao cao su và thuốc tránh thai hiện tại có trở nên lỗi thời hay không? Rất có thể, những biện pháp tránh thai mà chúng ta đang sử dụng ngày nay sẽ lại được đưa vào bảo tàng y học trong thế kỷ tới. 

    Nguồn: Tham khảo: Theconversation, Healthline, Webmd
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ