Trong nhiều thế kỷ, nhân loại đã tự hỏi liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ hay không. Vào đầu thế kỷ 20, để giải đáp cho câu hỏi này, chính phủ Hoa Kỳ thực hiện một dự án với mục đích săn lùng người ngoài hành tinh.
- Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người
- Cậu bé trong hộp: Bí ẩn rùng rợn chưa được giải đáp
- Phát hiện bằng chứng trực tiếp đầu tiên về việc loài lười khổng lồ cổ đại không phải là động vật ăn chay
- Thuyết âm mưu mới: Beethoven có phải là người da đen không?
- Văn minh và tiến hóa có phải là hai con đường khác nhau?
Kể từ khi con người bắt đầu quan tâm đến vũ trụ, và đặc biệt là kể từ khi nhân loại lần đầu đặt chân xuống Mặt Trăng, thì một câu hỏi lớn đã liên tục làm đau đầu con người cũng xuất hiện. Chúng ta có thực sự cô đơn trong vũ trụ rộng lớn, vô tận này không?
Vào thời cổ đại, sự xuất hiện của các ngôi sao băng đã làm dấy lên sự quan tâm đến các dạng sống ngoài Trái Đất. Và ngày nay, những vệt sáng lạ thường, ảnh chụp vật thể bay không xác định hay vô số dạng tín hiệu kỳ lạ cũng khiến cho rất nhiều người tin vào sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
Nhưng bao nhiêu tín hiệu trong số đó là thật? Và nếu có, liệu chính phủ có đang che giấu sự thật với chúng ta không?
Sự ra đời của Project Blue Book
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1947, khi Trung tướng Nathan Twining gửi một bản ghi nhớ mật cho Lầu Năm Góc với tiêu đề "Đĩa bay", bản ghi nhớ kể chi tiết cuộc gặp gỡ mà Twining đã có với một nhóm máy bay không xác định, giống hình đĩa. Ông tuyên bố rằng các vật thể bay này sở hữu tốc độ rất cao, khả năng cơ động tốt và được cho là đã cố tình né tránh khi được máy bay và radar của quân đội nhìn thấy và tìm cách liên lạc.
Công chúng Mỹ khi đó cảm thấy vô cùng hoang mang và tò mò về cái gọi là "đĩa bay". Bởi vậy, chính phủ Mỹ cũng nhanh chóng lên kế hoạch điều tra vụ việc liên quan đến vật thể bay không xác định này.
Theo đó, Project Sign được bắt đầu tại Căn cứ Không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio nhằm nghiên cứu về đĩa bay. Thế nhưng Project Sign sau đó đã được thay thế bằng Project Grudge, tuy nhiên nó cũng không thu thập đủ dữ liệu hoặc đưa ra bất kỳ kết luận khả thi nào nên Project Blue Book được ra đời để tiếp tục nghiên cứu và giải đáp các vấn đề còn tồn đọng của hai dự án trước đó.
Project Blue Book thực hiện 2 mục tiêu chính, bao gồm: Xác định UFO có phải là mối đe dọa đến an ninh quốc gia hay không; Phân tích dữ liệu một cách khoa học liên quan đến UFO.
Dưới sự hướng dẫn của một số tướng lĩnh Không quân, các đặc nhiệm làm việc cho dự án đã dành phần lớn thời gian để theo dõi sự xuất hiện của UFO.
Tâm lý bất an trong thời gian Chiến tranh Lạnh đã gieo rắc cho công chúng Mỹ nỗi sợ hãi về tất cả những điều mà họ coi là bí ẩn - đặc biệt là những thứ đến từ bầu trời.
Do đó, dự án Blue Book ra đời được cho là để xua tan một số sự hoảng sợ này và lật tẩy các giả thuyết rằng người Nga đang thông đồng với người ngoài hành tinh để gây áp lực với Mỹ, hoặc rằng Hoa Kỳ đang bị tấn công từ một kẻ thù nước ngoài khác.
Theo các tài liệu của chính phủ được công bố theo Đạo luật Tự do Thông tin, Project Blue Book chính thức hoạt động từ năm 1952 đến năm 1969, hơn 12 nghìn báo cáo về UFO đã được thu thập, phân tích. Và mặc dù ở thời điểm hiện tại, những sự thật được khám phá từ Project Blue Book đã được công bố cho công chúng, nhưng nhiều người vẫn tin rằng những thông tin quan trọng nhất vẫn còn được giữ bí mật.
Những người tham gia vào dự án
Người đứng đầu Dự án Blue Book đầu tiên là Đại úy Edward J. Ruppelt, một phi công giàu kinh nghiệm và được vinh danh vì những nỗ lực trong Thế chiến II. Ông cũng là người đã chính thức đặt ra thuật ngữ "Vật thể bay không xác định" (UFO). Cố vấn khoa học hàng đầu của Ruppelt là J. Allen Hynek, một nhà thiên văn học lỗi lạc từ Chicago.
Là một nhà khoa học, sự tham gia của Hynek đã hợp pháp hóa dự án theo một cách nào đó; nó không chỉ là một nhóm binh lính tìm kiếm những ánh sáng bí ẩn trên bầu trời, mà giờ đây nó còn là một nghiên cứu khoa học về sự sống bên ngoài Trái Đất. Tuy nhiên Hynek lại nhận thấy rằng những thành viên tham gia vào dự án Blue Book, cả về số lượng và kiến thức khoa học, đều rất thiếu sót.
Hầu hết công việc của Hynek đều liên quan đến việc cố gắng giải thích những ánh sáng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời cũng như các vật thể bay không xác định, và đã có lúc ông phải thừa nhận rằng bản thân đã cố gắng quá sức để giải thích những hiện tượng đó với những lý do không thể giải thích được.
Trong suốt 17 năm hoạt động của dự án, Project Blue Book đã có 5 lần thay đổi người lãnh đạo và mỗi người lại có một mục tiêu khác nhau và các giải thích khác nhau về thứ mà họ đang tìm kiếm, và đôi khi những điều đó lại trái ngược hoàn toàn so với những người tiền nhiệm.
Tuy nhiên thời đại thay đổi nhiều nhất trong Project Blue Book có lẽ là dưới sự giám sát của Thiếu tá Quintanilla, dự án đã trải qua những thay đổi, một số trong số đó được thực hiện dưới sự gợi ý từ các lực lượng bên ngoài, điều mà hiếm khi được thực hiện dưới thời các tướng lĩnh trước đây.
Giữa đội ngũ Project Blue Book và các nhà khoa học hầu như không có bất kỳ cuộc thảo luận mang tính khoa học, chuyên môn nào liên quan đến UFO. Tất cả những gì mà Quintanilla làm là giữ mức nghiên cứu của Blue Book về UFO ở mức cực kỳ thấp - bỏ qua mọi bằng chứng có ý phản bác lại triết lý của ông ta.
Năm 1965, một số nhà khí tượng học và căn cứ Không quân Tinker ở Oklahoma đã sử dụng radar thời tiết đã theo dõi độc lập 4 vật thể bay không xác định. Tuy nhiên Quintanilla lại không cho rằng đây là UFO mà vội vã đưa ra chỉ thị, Project Blue Book tuyên bố rằng những đốm sáng/ vật thể không xác định này chỉ đơn giản là ánh sáng Sao Mộc và các vệ tinh của nó.
Tuy nhiên, lời giải thích này đã phạm phải lỗi kiến thức khoa học sơ đẳng - Sao Mộc không thể quan sát được bằng radar thời tiết, thậm chí, nó ở khoảng cách quá xa đến ngươi ta nhìn thấy bằng mắt thường trên bầu trời đêm.
Do đó, Thiếu tá Quintanilla và những người liên quan đã phải tham gia phiên điều trần của Quốc hội.
Sau đó Project Blue Book được chỉ đạo bởi Hynek, dự án nhằm cải thiện giao tiếp giữa cộng đồng khoa học và các nhà nghiên cứu.
Nói cách khác, Hynek muốn tìm kiếm UFO thật, trong khi quân đội đang tập trung vào việc đảm bảo rằng công chúng nên biết rằng UFO không có thật. Mặc dù những thay đổi gần như đã được thực hiện và dự án bắt đầu chuyển sang nghiên cứu khoa học thực sự, nhưng thành quả không như những gì Hynek mong đợi.
Những phát hiện
Trong suốt 17 năm hoạt động, Project Blue Book đã thu thập 12.618 báo cáo về UFO, 11.917 trong số đó được giải thích là do đám mây bao phủ che khuất đèn máy bay, hay các bài tập huấn luyện của Lực lượng Không quân, hoặc chỉ đơn giản là những thông tin bịa đặt.
Tuy nhiên, đối với những người theo thuyết âm mưu, trong số đó vẫn có 701 trường hợp "chưa được giải thích". Và họ cho rằng đó là những lần UFO thực sự xuất hiện và chính phủ đã cố tình che đậy.
Cuối năm 1969, Bộ trưởng Không quân Robert C. Seamans thông báo rằng Project Blue Book sắp kết thúc, vì không có thêm bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng UFO là vấn đề an ninh quốc gia. Dự án chính thức đóng lại vào ngày 17 tháng 12 năm 1969, mặc dù một số nỗ lực nghiên cứu vẫn tiếp tục cho đến tháng 1 năm sau.
Nói tóm lại, Project Blue Book, trong khi khơi dậy sự quan tâm đến sự tồn tại của UFO, tuyên bố đã giải quyết bí ẩn một lần và mãi mãi bằng cách cố gắng giải thích những báo cáo thành các hiện tượng tự nhiên hoặc nhân tạo.
Sau khi dự án chính thức kết thúc, Hynek vẫn tiếp tục các cuộc điều tra của riêng mình và thành lập Trung tâm Nghiên cứu UFO (CUFOS) vào năm 1973. Trong số vô số cuộc điều tra mà CUFOS đã thực hiện, khoảng 80% trong số đó có thể được giải thích và 20 % còn lại vẫn được coi là những bí ẩn hoặc không công khai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"