Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá

    Hương.H - Webuy,  

    Cuối năm không chỉ là mùa lễ hội mà còn là dịp các trang TMĐT “nổ” sale tưng bừng. Tuy nhiên, so với việc mua hàng tận nơi, được kiểm tra chất lượng, nhãn mác giá gốc thì người đi “săn sale” online phải thật tỉnh táo để mua được hàng tốt giá hời đúng nghĩa.

    Trên các trang TMĐT, không ít người mua đã gặp phải tình trạng “sale ảo” - người bán nâng giá gốc rồi gắn nhãn sale, hoặc mua xong mới phát hiện ở nơi khác bán giá rẻ hơn. Nếu không muốn rơi vào 1 trong 2 trường hợp trên, bạn có thể thử “nhờ cậy” BeeCost - Trợ lý mua sắm online. 

    Theo quảng cáo của nhà phát triển, đây là một tiện ích giúp các shopaholic phát hiện sale ảo - sale xịn, so sánh giá giữa các gian hàng và nhiều tính năng hỗ trợ khác. Trong thời điểm mà người người nhà nhà thi nhau mua sắm như hiện tại, có vẻ như đây là những tính năng đặc biệt hữu ích. Vậy hiệu quả thực tế của những tính năng này sẽ như thế nào, hãy cùng Webuy kiểm chứng nhé!

    BeeCost phiên bản web

    Bạn có thể trải nghiệm mua sắm cùng trợ lý BeeCost phiên bản web

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 2.

    Phiên bản web áp dụng cho 3 trang TMĐT: Shopee, Tiki và Sendo và chỉ bao gồm 3 tính năng: tìm kiếm sản phẩm, lọc flash sale, phát hiện sale ảo-sale xịn.

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 3.

    Các sản phẩm sẽ được BeeCost kiểm tra, đánh giá, phân loại và dán nhãn "Sale Ảo - Sale Xịn - Tạm Được".

    BeeCost phiên bản extension trên Chrome và Coccoc

    Bạn có thể truy cập https://www.beecost.com/ để tải và cài đặt tiện ích BeeCost (extension tương thích với các trình duyệt sử dụng mã nguồn Chromium). Tiện ích gọn nhẹ, cài đặt nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. Webuy đã cài thành công trên Coccoc. 

    Sau khi cài đặt, biểu tượng BeeCost sẽ xuất hiện ở góc phải trên cùng thanh địa chỉ. 

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 4.

    Biểu tượng này sẽ là một lối tắt đưa bạn tới các mục “Trang chủ, Flash Sale, Giỏ hàng, Mã giảm giá” trên các trang Shopee, Lazada, Tiki, Sendo (Riêng FPT shop chỉ có đường dẫn tới Trang chủ và Giỏ hàng).

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 5.

    Bạn có thể đăng nhập vào BeeCost bằng tài khoản Gmail, Facebook hoặc Zalo. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ nhận được một mã giới thiệu để nhận quà của BeeCost: 1 tài khoản VIP học IELTS hoặc tài khoản VIP code sử dụng app quản lý tài chính Money Lover. Có điều, bạn phải giới thiệu mã với một người bạn khác để cả 2 có thể sử dụng mã. 

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 6.

    Click vào “Tài khoản VIP học IELTS” hoặc “Money Lover VIP Code” để lấy mã giới thiệu hoặc nhập mã được giới thiệu để nhận quà.

    Sau khi đăng nhập BeeCost, mỗi khi truy cập các trang Sendo, Tiki hay Shopee, bạn sẽ thấy một chú ong BeeCost xuất hiện ở góc trái dưới cùng màn hình. Trợ thủ này sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình mua sắm, đôi khi sẽ cung cấp thông tin về mã giảm giá cho bạn. Một điểm khá thú vị ở chú ong này chính là lối nói chuyện hài hước,  trẻ trung và “thưa gửi” rất lễ phép. 

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 7.

    Bạn có thể… ban lui cho trợ thủ nếu không muốn thấy “nhảy noti” tùm lum.

    Theo quảng cáo, bạn có thể theo dõi giá sản phẩm trên Lazada, Shopee và Sendo theo từng mốc thời gian để kiểm tra xem sản phẩm sale ảo hay sale thật. 


    Tuy nhiên ở phiên bản extension mới nhất (cập nhật ngày 21/12/2019), tính năng này chỉ xuất hiện ở Shopee và Sendo mà thôi.

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 8.

    Một phản hồi của người dùng BeeCost về việc thiếu tính năng trên Lazada từ tháng 4. Thậm chí, Webuy còn không thấy chú ong BeeCost xuất hiện khi truy cập vào Lazada.

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 9.

    Biểu đồ lịch sử giá sản phẩm cùng tính năng “Theo dõi giá”, “Thông báo khi giá giảm”.

    Bên cạnh biểu đồ lịch sử giá sản phẩm là khung “Review giá”. Khung này sẽ phân tích và đánh giá biểu đồ, sau đó đưa ra nhận định sản phẩm có đáng mua hay không. Người tiêu dùng có thể 

    Riêng ở Shopee, BeeCost còn cung cấp thêm tính năng so sánh giá sản phẩm của những gian hàng khác nhau và đánh giá về shop. 

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 10.

    Tính năng so sánh giá sản phẩm của những gian hàng khác nhau giúp người mua lựa chọn dễ dàng hơn.

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 11.

    Shop được đánh giá độ uy tín dựa trên 6 tiêu chí khác nhau. Ngoài ra, BeeCost còn so sánh chỉ số giữa các shop để có được review công tâm nhất.

    Một tính năng khác của BeeCost được đánh giá khá hấp dẫn là tự động tìm kiếm mã giảm giá khi bạn đặt mua sản phẩm. Theo thông báo của nhà phát triển, tính năng này áp dụng trên Tiki, Sendo và Lazada. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Webuy chỉ mới thấy mã giảm giá xuất hiện trên Sendo. 

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 12.

    Beecost tự động tìm kiếm mã giảm giá khi bạn đặt mua sản phẩm trên Sendo

    Ở phiên bản mới nhất (cập nhật ngày 21/12/2019), BeeCost có thêm tính năng Tìm kiếm sản phẩm giá tốt trên Youtube, Google, Facebook. Tuy nhiên, dường như tính năng này mới chỉ ở giai đoạn… thông báo chứ chưa đi vào sử dụng. 

    BeeCost phiên bản Mobile

    Ngoài phiên bản PC, BeeCost còn có phiên bản mobile dành cho máy sử dụng hệ điều hành Android. Bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản Google hoặc Facebook. 

    Giao diện của app BeeCost trên điện thoại. Hiện tại, app có các tính năng xem lịch sử giá và chờ giá, phát hiện flash sale, phát hiện sale thật-sale ảo trên Tiki, Sendo, Shopee. 

    Dùng thử extension “trợ lý mua sắm” BeeCost: so sánh giá sản phẩm giữa các sàn TMĐT, tự tìm mã giảm giá - Ảnh 13.

    Để xem lịch sử giá và chờ giá, bạn chỉ cần copy link sản phẩm từ các trang TMĐT vào khung tìm kiếm của app BeeCost.


    Nhìn chung, Webuy nhận thấy BeeCost có những ưu và nhược điểm như sau:

    Ưu điểm:

    - Có khả năng phát hiện sale ảo, sale xịn trên 1 số trang TMĐT.

    - Cung cấp lịch sử giá cả, phân tích biến động giá của sản phẩm để tư vấn cho người dùng.

    - Có khả năng so sánh giá giữa các gian hàng; theo dõi, cập nhật giá và thông báo khi giá giảm.

    - Gọn nhẹ, dễ cài đặt và sử dụng.

    Nhược điểm:

    - Các tính năng chưa phủ sóng đồng đều trên các trang TMĐT. Đặc biệt, các tính năng chưa có trên FPTShop và hầu như không xuất hiện trên Lazada.

    - Tính năng mới “Tìm kiếm sản phẩm giá tốt trên Youtube, Google, Facebook” mới chỉ ở giai đoạn… thông báo.

    - Phiên bản mobile chỉ áp dụng cho hệ điều hành Android.

    Kết luận:

    Tuy vẫn còn kha khá nhược điểm nhưng bù lại, BeeCost đang sở hữu 3 tính năng “Phát hiện sale ảo - sale xịn”, “Cung cấp lịch sử giá” và “Chờ giá” có thể xem là hữu ích cho người dùng. Trong số các trang TMĐT thì BeeCost hiện đang hoạt động tốt nhất trên Sendo, Tiki và Shopee. Hy vọng trong các bản cập nhật tới, BeeCost sẽ phủ sóng đồng đều tính năng trên các trang TMĐT thay vì rải rác mỗi nơi một ít như hiện tại.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ