Foxconn sắp 'tạm biệt' Trung Quốc: Chi 700 triệu USD để xây nhà máy mới ở Ấn Độ, dự kiến sẽ sử dụng 100.000 nhân sự
Đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất của Foxconn tại Ấn Độ từ trước đến nay. Ngoài ra, động thái này cũng cho thấy Trung Quốc đứng trước rủi ro mất vị thế là nhà sản xuất điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới.
- Tham vọng ChatGPT của Trung Quốc gặp trở ngại do không nắm giữ một loại 'vũ khí tối thượng'
- Hãng xe điện kì lạ nhất Trung Quốc: Phủ sóng tại 141 thành phố, bán chạy kỉ lục nhưng càng bán lại càng lỗ
- Ra mắt điện thoại Trung Quốc sạc đầy trong 9 phút hơn chỉ với 649 USD, chiêu của Realme khiến Xiaomi, Oppo dè chừng
- Thời thế thay đổi thật rồi: Nhà sản xuất ô tô khổng lồ từ Mỹ phải mua giấy phép của Trung Quốc để sản xuất pin
Bloomberg trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết, đối tác của Apple - Foxconn Technology Group, đang có kế hoạch đầu tư khoảng 700 triệu USD vào một nhà máy mới ở Ấn Độ. Địa điểm mới này sẽ giúp tăng sản lượng tại quốc gia Nam Á này và cũng phần nào làm rõ xu hướng dịch chuyển nhanh chóng của các hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh leo thang.
Hãng sản xuất của Đài Loan, thuộc Hon Hai Precision Industry Co., dự kiến sẽ xây dựng nhà máy để sản xuất các bộ phận của iPhone trên một khu đất rộng hơn 120ha gần sân bay ở Bengaluru, thủ phủ của bang Karnataka, miền nam Ấn Độ. Nguồn tin thân cận tiết lộ, nhà máy này cũng có thể sẽ lắp ráp các thiết bị cầm tay của Apple và Foxconn cũng có thể tận dụng địa điểm này để sản xuất một số bộ phận cho mảng xe điện của mình.
Đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất của Foxconn tại Ấn Độ từ trước đến nay. Ngoài ra, động thái này cũng cho thấy Trung Quốc đứng trước rủi ro mất vị thế là nhà sản xuất điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới. Apple và các thương hiệu khác của Mỹ vẫn chủ yếu hợp tác với các nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc, song cũng đang tìm hiểu các địa điểm khác thay thế như Ấn Độ và Việt Nam.
Đây là những thay đổi được thúc đẩy từ việc các doanh nghiệp cân nhắc lại về chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch và mâu thuẫn Nga - Ukraine. Xu hướng này cũng có thể định hình lại cách thức sản xuất các thiết bị điện tử trên toàn cầu.
Dự kiến, nhà sản xuất mới ở Ấn Độ sẽ tạo ra khoảng 100.000 việc làm. Khu phức hợp lắp ráp iPhone hiện tại ở thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc đang sử dụng khoảng 200.000 lao động, dù con số này còn tăng cao hơn nữa trong mùa sản xuất cao điểm.
Sản lượng tại nhà máy ở Trịnh Châu đã sụt giảm trước kỳ nghỉ lễ cuối năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, Apple đã phải xem xét lại về một chuỗi cung ứng quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Quyết định của Foxconn là động thái mới nhất cho thấy các nhà cung cấp có thể rời khỏi Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với dự kiến.
Song, kế hoạch này vẫn có thể sẽ thay đổi khi Foxconn đang trong quá trình hoàn thiện các chi tiết về đầu tư và dự án, nguồn tin tiết lộ thêm. Hơn nữa, hiện vẫn chưa rõ liệu nhà máy này sẽ tạo công suất mới hay chỉ sản xuất các sản phẩm mà Foxconn chuyển từ các địa điểm khác đến, ví dụ như các bộ phận ở Trung Quốc.
Apple từ chối bình luận về thông tin này. Trong khi đó, phía Hon Hai cũng có động thái tương tự dù Chủ tịch Yong Liu đã có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong tuần này.
Quyết định của Foxconn sẽ là một cú hích đối với chính phủ của ông Modi. Thủ tướng của Ấn Độ theo đó sẽ có thêm cơ hội thu hẹp khoảng cách về công nghệ của nước này với Trung Quốc, trong bối cảnh các nhà đầu tư và doanh nghiệp phương Tây gặp khó khăn khi Bắc Kinh siết chặt quy định với khu vực tư nhân.
Thời gian gần đây, Ấn Độ cũng công bố những ưu đãi về tài chính với các nhà cung cấp của Apple như Foxconn. Công ty này đã bắt đầu sản xuất iPhone thế hệ mới nhất tại một địa điểm ở Tamil Nadu vào năm ngoái. Các nhà lắp ráp nhỏ như là Wistron và Pegatron cũng đẩy mạnh hoạt động ở Ấn Độ, trong khi các nhà cung cấp như Jabil đã bắt đầu sản xuất linh kiện cho tai nghe AirPods tại quốc gia này.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"