Học hỏi 8 cách tái sử dụng chai nhựa siêu sáng tạo của người Nhật, cách cuối hơi lạ đời nhưng vẫn có tác dụng
Vừa giảm được rác thải nhựa, vừa tạo ra những thứ sáng tạo và hay ho. Tham khảo ngay thôi!
Nếu giữ thói quen thông thường, mỗi ngày ta sẽ thải ra môi trường ít nhất 1 chai/cốc nhựa.
Điều đáng sợ chính là, bằng nhiều cách, rác thải nhựa sẽ tập kết ngoài đại dương và phải mất hơn 400 năm để phân hủy, thậm chí còn lâu hơn nhiều.
Theo tổ chức Ocean Conservancy dự báo, đến năm 2025: Cứ có 3 tấn cá khai thác được từ biển sẽ lẫn với... 1 tấn rác thải nhựa. Trên thực tế, 90% lượng rác trôi nổi ngoài đại dương là rác thải nhựa.
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, chính con người và nhiều loài động vật sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe.
Để xử lý rác thải nhựa nói chung, nhiều tổ chức vì môi trường cũng như các quốc gia trên thế giới đang thực hiện nguyên tác 3R: Reduce - Reuse - Recycle (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế).
Trong đó, reduce - giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất. Nó quyết định 2 nguyên tắc còn lại là tái sử dụng và tái chế. Nếu đã ý thức được việc giảm thiểu số lượng nhựa thải ra môi trường, hãy đến với nguyên tắc thứ 2: Tái sử dụng.
Dưới đây là 7 món đồ siêu sáng tạo đến từ Nhật Bản giúp tái sử dụng chai nhựa, khiến bạn không bao giờ muốn vứt chúng đi nữa
1. Núm gọt bút chì gắn chai nhựa
Gọt bút chì gắn chai nhựa
Bút chì kim đầy tiện lợi đã phần nào khiến gọt bút chì đi vào dĩ vãng. Không sao cả, nếu bạn là một người hoài cổ và yêu thích đường nét tự nhiên của bút chì truyền thống, món đồ thông minh này sinh ra để dành cho bạn.
Chỉ cần gắn núm gọt bút chì này vào chai nhựa rỗng, bạn có thể gọt bút chì mọi lúc mọi nơi mà không cần lo tìm chỗ đổ mạt gỗ. Quả thực vừa dễ thương vừa tiện dụng.
Ngoài phiên bản núm lục giác, còn có núm gọt bút chì hình chuột Mickey cho người hâm mộ Disney
2. Tripod gắn chai nhựa cho smartphone/máy ảnh compact
Cực kỳ phù hợp với những người mệt mỏi vì phải cầm điện thoại cả ngày, tripod lắp chai nhựa cho smartphone có thể dùng để xem phim, live-stream, xem hướng dẫn nấu ăn...
Lưu ý, để tránh bị đổ gây hư hại smartphone, cần phải đổ đầy nước vào chai trước khi sử dụng.
3. Máy phun sương mini gắn chai nhựa, hoạt động nhờ cổng USB
Trong những tháng mùa đông hanh khô ở Nhật Bản, máy phun sương là vật dụng gần như gia đình nào cũng có. Nó giúp duy trì độ ẩm trong nhà, hạn chế phần nào sự lây lan của một số loại virus 'icky-cold' (dễ lây lan trong không khí khô), chống đau họng... Với điều kiện phải sử dụng đúng chỗ, đúng cách.
Máy phun sương tiêu chuẩn có giá khá đắt. Tuy nhiên, loại máy phun sương gắn chai nhựa này sẽ giúp bạn tiết kiệm. Chiếm rất ít không gian lại có thể hoạt động nhờ cổng USB, rất tiện lợi.
4. Lightie: Đèn năng lượng mặt trời trong chai nước
Được thiết kế nhằm mang lại ánh sáng cho vùng sâu vùng xa, đèn Lightie hoạt động bằng năng lượng mặt trời, có thể đặt vừa vặn trong một chai nhựa đựng nước, mang đến giải pháp an toàn với chi phí thấp cho dụng cụ thắp sáng.
Lightie có thể chứa trong một chai nhựa 1,5l, khoảng từ 5 - 8 giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp đèn thắp sáng trong 3 giờ với độ sáng 300 lumen và 8 giờ với độ sáng 120 lumen.
Đèn Lightie sẽ tự động phát sáng khi trời tối, có thể sử dụng mà không cần đặt bên trong các chai nước.
Hoặc dùng chai nhựa đựng nước để khuếch đại ánh sáng đèn pin khi mất điện:
5. RETHINK: Móc treo quần áo sử dụng chai nhựa
Về công năng, móc treo quần áo RETHINK không tốt hơn những loại móc treo thông thường. Tuy nhiên, ít nhất nó sẽ giúp bạn giảm lượng chai nhựa thải ra môi trường.
Chỉ cần 2 chai nhựa cùng kích cỡ, vặn chặt vào 2 đầu móc treo RETHINK là bạn đã có một chiếc móc treo quần áo đúng chuẩn yêu môi trường.
6. Dụng cụ lau chùi gắn chai nhựa
Thiết kế 2 trong 1: vừa đựng nước lau kính lại có thể vệ sinh các bề mặt phẳng mà bạn mong muốn. Nhà sản xuất còn chu đáo đến mức làm thêm dây đeo để tránh tuột tay.
7. Lọ hoa Lace Vace, thổi hồn vào những chai nhựa cũ kỹ
Lace Vase giống như một cái lồng với đủ thiết kế đẹp mắt, giúp tôn vinh giá trị của... chai nhựa.
Chai nhựa sẽ đảm nhiệm vị trí của lọ hoa, còn Lace Vace là vật trang trí. Đây là một sản phẩm khá thú vị, đặc biệt là những hộ gia đình có trẻ nhỏ, giờ bạn không bao giờ phải lo những lọ hoa đẹp đẽ sẽ bị làm vỡ nữa. Lỡ tay hất đổ cũng chỉ phải lau nước chảy ra thôi.
8. Dùng chai nhựa để chữa... ngạt mũi
Cách này được một người dùng Twitter Nhật nghĩ ra, nghe hơi vớ vẩn nhưng cũng có cơ sở khoa học nhất định. Cụ thể như sau:
"Trong số những mẹo chữa xoang trên Twitter mà tôi đã thử, cách tốt nhất là kẹp một chai nhựa vào bên nách đối diện với lỗ mũi bị tịt. Như vậy hệ thần kinh giao cảm sẽ được kích hoạt để làm sạch xoang... xin cảm ơn", người dùng Twitter @dobu_p cho biết.
Hệ thần kinh đối giao cảm hay Hệ thần kinh phó giao cảm (viết tắt là PSNS - Parasympathetic Nervous System), là một trong hai bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ gọi tắt là ANS (autonomic nervous system). ANS có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và các tuyến bên trong cơ thể, Những hoạt đồng này diễn ra một cách vô thức.
Như vậy, theo đúng như lời của @dobu_p thì: Nếu bạn bị ngạt mũi trái, tất cả những gì bạn cần làm là kẹp chai nhựa rỗng vào nách phải. Tác giả của phương pháp này còn cho biết, chai nhựa 500ml sẽ cho kết quả tốt nhất.
Như vậy, theo đúng như lời của @dobu_p thì: Nếu bạn bị ngạt mũi trái, tất cả những gì bạn cần làm là kẹp chai nhựa rỗng vào nách phải
Hiện tại, chưa thể kiểm chứng được phương pháp của @dobu_p có hiệu quả hay không vì chưa đủ bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, dòng Tweet chia sẻ cách chữa ngạt mũi của @dobu_p đã có tới gần 180.000 lượt thích, hơn 86.000 re-tweet.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"