Hồi kết cho drama ở WeWork: Chấp nhận gói 'cứu trợ' 9,5 tỷ USD từ SoftBank, đổi lấy 80% cổ phần
Thoả thuận này đánh dấu cho sự kết thúc cho thời kỳ hoàng kim của "start-up kỳ lân" lĩnh vực chia sẻ văn phòng, dù đã huy động được vốn với mức định giá 47 tỷ USD vào tháng 1.
- Masayoshi Son 'bạo chi' để có WeWork bằng mọi giá: Tung gói cứu trợ 8 tỷ USD, 'biếu không' nhà sáng lập thị phi Adam Neumann 1,7 tỷ USD để anh này biến mất khỏi công ty mãi mãi
- Thêm cú sốc từ bê bối WeWork: SoftBank dự định chi 200 triệu USD để “hất cẳng” nhà sáng lập Adam Neumann khỏi công ty
- Đỉnh điểm bê bối của WeWork: Adam Neumann liên quan tới một giáo phái thần bí, chi phối mọi quyết định đầu tư tài chính, góp càng nhiều tiền việc làm ăn càng thuận lợi!
- 2.000 nhân viên sắp bị WeWork sa thải: Lúc làm hết mình, lúc nghỉ hết hồn! Người đi thoát khỏi ‘địa ngục’, kẻ ở đi làm như đi chơi vì chẳng có gì để làm!
- Không ngờ WeWork lại 'bết bát' đến vậy: Công ty này sẽ hết sạch tiền vào tháng tới, đang tìm cách vay mượn khắp nơi để 'sống'
Bloomberg đưa tin, mới đây, WeWork đã thông báo rằng họ sẽ chấp nhận gói trợ "cứu trợ" của SoftBank. Theo đó, tập đoàn Nhật Bản này sẽ nắm giữ 80% cổ phần của WeWork.
Thoả thuận này đánh dấu cho sự kết thúc cho thời kỳ hoàng kim của "start-up kỳ lân" lĩnh vực chia sẻ văn phòng, dù đã huy động được vốn với mức định giá 47 tỷ USD vào tháng 1. Sau khi gặp nhiều khó khăn, WeWork đã phải rút hồ sơ IPO hồi tháng trước và hiện tại chỉ được định giá 8 tỷ USD theo gói cứu trợ của SoftBank.
Nhà sáng lập WeWork - Adam Neumann, sẽ rời khỏi vị trí trong hội đồng quản trị của công ty cùng một khoản tiền từ gói cứu trợ, được thay thế bởi giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của SoftBank là Marcelo Claure. Nguồn tin thân cận tiết lộ, Neumann sẽ ra đi và nhận được khoản tiền khoảng 1,2 tỷ USD giá trị cổ phiếu của WeWork, hạn mức tín dụng 500 triệu USD từ SoftBank và khoảng 185 triệu USD phí tư vấn. Anh này vẫn tiếp tục được làm việc với công ty với tư cách là quan sát viên của hội đồng quản trị.
Thoả thuận với SoftBank, bao gồm 5 tỷ USD cho khoản vốn vốn mới và đẩy nhanh tốc độ thực hiện cam kết hiện tại đối với 1,5 tỷ USD, sẽ đưa ra một khoản trợ cấp cho công ty mẹ là We Co. bởi họ sẽ cạn tiền vào tháng tới. Công ty này phải ráo riết cắt giảm chi phí kể từ khi rút lại hồ sơ IPO hồi tháng 9 và dự kiến sẽ sa thải hàng ngàn nhân viên trong tháng này.
Gói cứu trợ của SoftBank là một trong 2 lựa chọn mà hội đồng quản trị WeWork phải cân nhắc để cứu công ty khỏi cảnh "chết đuối". Một lựa chọn khác là gói trái phiếu 5 tỷ USD từ JPMorgan, đây làm một trong những khoản trái phiếu rác mạo hiểm nhất trong những năm gần đây, bao gồm 2 tỷ USD trái tức trả bằng tiền mặt với lợi suất là 15%.
Theo nguồn tin thân cận, theo một phần của thoả thuận với SoftBank, công ty này sẽ đề nghị mua 3 tỷ USD từ các cổ đông hiện tại, kể từ quý IV. Neumann cũng được phép bán gần 1 tỷ USD cổ phiếu cho SoftBank. Thoả thuận này sẽ giúp cho Neumann tiếp tục là tỷ phú USD, theo tính toán của Bloomberg Billionaires Index.
WeWork từng là một start-up tiềm năng và được định giá ở mức "trên trời", giờ đây đang phải "đầu hàng" và chấp nhận gói "cứu trợ khẩn cấp". Đây là một trong những "thảm hoạ" trong lĩnh vực kinh doanh đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây. Tháng trước, công ty này vẫn có kế hoạch IPO. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã "chùn bước" trước cơ cấu quản lý bất thường và tốc độ đốt tiền nhanh đến đáng sợ của họ. Theo hồ sơ IPO, WeWork đã lỗ tới 900 triệu USD chỉ trong nửa đầu năm nay.
Thị trường đã phản ứng mạnh mẽ đến mức hội đồng quản trị của WeWork phải "hất cẳng" Neumann khỏi ghế CEO và rút hồ sơ IPO, nỗ lực tìm cách thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, kiếm tiền chưa bao giờ là việc dễ dàng. Công ty này chỉ thấy 30% số lượng văn phòng của họ sẵn sàng tạo ra doanh thu ổn định. WeWork còn có thể phải đối mặt với khoản phí lên đến 1 tỷ USD để cải tạo không gian làm việc mới mà họ đã tiếp nhận.
Hiện tại, SoftBank đã yêu cầu Claure tìm cách cắt giảm chi phí và tăng doanh thu của WeWork. Sau khi Neumann ra đi, 2 giám đốc cấp cao của WeWork là Sebastian Gunningham và Artie Minson sẽ trở thành đồng CEO, với nhiệm vụ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"