Trưởng thành không phải là một nhãn dán 18+.
Tất cả chúng ta đều chưa thực sự trưởng thành, cho đến khi chúng ta 30 tuổi. Đó là lời khẳng định của Giáo sư Peter Jones, một nhà khoa học thần kinh đến từ Đại học Cambridge, Anh Quốc.
Các nghiên cứu não bộ cho thấy: Từ năm 18 tuổi đến hết những năm đôi mươi, tế bào thần kinh của con người vẫn tiếp tục phát triển và tạo ra các kết nối mới. Quá trình này thậm chí kéo dài đến sau tuổi 30, ảnh hưởng lên hành vi của chúng ta.
Còn lời giải thích nào xác đáng hơn cho hiệu ứng những ông chồng trẻ con, những người đàn ông không bao giờ lớn - chỉ có đồ chơi của họ lớn lên mà thôi?
Chúng ta đều chưa thực sự trưởng thành, cho đến những năm 30 tuổi
Luật pháp ở nhiều quốc gia thường quy định, người trưởng thành là người đủ 18 tuổi. Nhưng đó chỉ là một cột mốc giúp cho hệ thống giáo dục, hệ thống y tế và pháp lý vận hành trơn tru mà thôi, theo giáo sư Jones.
Một định nghĩa như vậy, với một mốc thời gian duy nhất - mà bước qua đó, một người sẽ kết thúc thời thơ ấu để trưởng thành – bây giờ bộc lộ rất nhiều vô lý.
Nghiên cứu cho thấy những người trên 18 tuổi vẫn đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong não bộ, những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hành vi và sức khỏe tâm thần.
Một hiện tượng chúng ta quan sát được là bệnh tâm thần phân liệt, một căn bệnh thường khởi phát ở trong những năm thanh thiếu niên, vẫn có thể ẩn mình cho đến những năm 20 tuổi ở nam giới và 30 tuổi ở phụ nữ.
Giáo sư Jones tin rằng các thẩm phán tòa hình sự có kinh nghiệm cũng nhận thấy sự khác biệt, giữa một bị cáo mới 19 tuổi và một "tội phạm cứng" sắp bước sang tuổi 40.
Trưởng thành không phải là một nhãn dán 18 , "đó là một quá trình chuyển đổi nhiều giai đoạn diễn ra trong vòng 3 thập kỷ", giáo sư Jones nói.
Giáo sư Peter Jones, nhà khoa học thần kinh đến từ Đại học Cambridge, Anh Quốc.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet Child & Adolescent Health năm ngoái cũng cho biết tuổi vị thành niên có thể kéo dài hơn so với cách chúng ta nghĩ trước đây. Lần đầu tiên thuật ngữ này được định nghĩa là vào năm 1904, bởi nhà tâm lý học Stanley Hall.
Bà mô tả vị thành niên là giai đoạn cuộc sống trải dài giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành. Nó có thể bắt đầu từ năm 10 tuổi, nhưng không có điểm kết thúc cụ thể. Ngay cả khi đã bước qua ngưỡng 20 tuổi, cơ thể và não bộ chúng ta vẫn tiếp tục phát triển.
Xu hướng xã hội cũng góp phần trì hoãn tuổi trưởng thành của giới trẻ ngày nay, khi những thanh niên 20 tuổi vẫn phụ thuộc vào bố mẹ, thay vì trưởng thành theo những thang đo truyền thống như độc lập tài chính, xây dựng gia đình và sinh con.
"Tôi nghĩ rằng hệ thống xã hội cũng đang thích nghi với những gì ẩn dưới đó, rằng mọi người không thích (ý tưởng về) một con sâu bướm biến thành một con bướm", giáo sư Jones nói.
"Sẽ không có chuyện [bạn đang trong] tuổi thơ và sau đó đột ngột trưởng thành ngay được. Mọi người đều cần đi trên một con đường, mọi người đang ở trên một quỹ đạo trưởng thành [hơn là việc chỉ bước qua một dấu mốc]".
Tham khảo BBC, Iflscience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming