"Một bầy sói có thể hạ gục được một con hổ", vậy chó sói có phải là thiên địch của hổ không?
Trong cuộc sống thực, chó sói có thực sự là kẻ thù tự nhiên của hổ không? May mắn thay, ở vùng Viễn Đông của Nga - môi trường sống của cả hổ Siberia và sói xám. Các nhà động vật học đã để lại rất nhiều nghiên cứu để giúp chúng ta tìm ra câu trả lời.
- Nhưng nhân vật đã từng phá vỡ được chiếc khiên của Captain America là ai?
- Mỗi tập của What If...? sẽ được diễn ra trong vũ trụ MCU riêng biệt!
- King Shark mạnh đến mức nào? Tại sao nhân vật này không chết trong The Suicide Squad?
- Tại sao bom hạt nhân phát nổ tạo thành đám mây hình nấm?
- What If...? tập 1 đang ở đâu theo dòng thời gian của Marvel?
Sau khi trưởng thành, hổ có kích thước cơ thể lớn hơn hầu hết các loài động vật ăn thịt trên cạn, và chúng cũng là loài có trang bị "chuyên nghiệp" nhất trong số những kẻ săn mồi trên hành tinh của chúng ta.
Lấy con hổ Siberia làm ví dụ, chiều dài có thể nhìn thấy của móng vuốt trên các ngón chân là 8-10 cm, chiều dài có thể nhìn thấy của răng nanh là 4-6 cm và lực cắn là 950 PSI.
Mặc dù lực cắn đơn vị của hổ không phải là lớn nhất trong họ mèo, nhưng lực cắn răng nanh của hổ là lớn nhất trong họ mèo (những chiếc răng của hổ dài và nhọn hơn, gây ra vết thương nghiêm trọng hơn cho bất cứ sinh vật nào).
Theo quan điểm tập quán, hổ là loài ăn thịt, chúng sống bằng cách ăn thịt và uống máu hàng ngày, kỹ năng săn mồi của chúng từ lâu đã được rèn luyện trong quá trình tiến hóa lâu dài của loài, chúng có những phương pháp săn bắt con mồi khác nhau, và thường sử dụng chúng một đòn chí mạng để hạ gục con mồi.
Bản chất là một loài mạnh mẽ, trong môi trường sống của nó, nếu có loài vật nào có thể gọi là đối thủ của hổ, thì chỉ có loài gấu nâu.
Ở vùng Viễn Đông của Nga, môi trường sống của gấu nâu Ussuri trùng lặp với hổ Siberia, đa từng ghi nhân được việc giết nhau giữa hai loài này.
Từ năm 1944-1959, người ta đã ghi nhận 32 trường hợp hổ Siberia săn gấu nâu ở khu vực này. Trong cùng thời gian nghiên cứu, người ta cũng ghi nhận 4 vụ gấu nâu Ussuri tấn công hổ; đồng thời tại các khu bảo tồn cũng đã ghi nhận 44 trường hợp giao tranh giữa hổ Siberia và gấu nâu Ussuri, trong đó 22 trường hợp bị gấu nâu giết và 12 trường hợp bị hổ Siberia giết.
Trong cuộc đối đầu giữa hổ Siberia và gấu nâu Ussuri, hổ Siberia chắc chắn là kẻ chiếm thế thượng phong .
Từ năm 1992 đến năm 2003, các nhà khoa học thu thập dữ liệu trên phân và con mồi của hổ Siberia ở vùng Sikhote-Alin, và phát hiện ra rằng trong thành phần dinh dưỡng của con hổ, gấu chiếm 7,1%, và hiển nhiên có thể coi gấu nâu là con mồi trong thực đơn của hổ Siberia .
Mùa thu là thời kỳ hổ Siberia săn gấu, vì vào mùa này gấu nâu phải chuẩn bị mỡ để ngủ đông sau này nên chúng thường gây ồn ào trong rừng và tăng khả năng chạm trán với hổ.
Mặt khác, gấu nâu tuy mạnh nhưng hầu hết nguồn thức ăn của chúng là thực vật và chúng không phải là thợ săn chuyên nghiệp, điều này gián tiếp tạo ra tình trạng hổ trưởng thành không có kẻ thù tự nhiên.
Nhiều người nghĩ rằng sói là thiên địch của hổ, về mặt chủ quan vẫn có sự hiểu lầm nhất định về kích thước của loài sói, nếu có một đàn sói khổng lồ gồm hàng trăm con sói thì quả thực chúng không sợ hổ, nhưng thực tế là đa số những bầy sói đều rất nhỏ và chỉ có hơn 10 thành viên trưởng thành.
Sói xám phân bố rộng rãi ở bắc bán cầu, nhưng chúng lại có khả năng thích nghi siêu việt, nói chính xác là loài sói có thể thay đổi lối sống tùy theo các môi trường khác nhau. Ví dụ, ở Bắc Mỹ, sói sống thành từng nhóm lớn, trong khi ở các khu rừng Á-Âu, chúng lại sinh sống theo từng bầy nhỏ và có quan hệ gia đình với nhau thay vì kết nạp nhiều thành viên riêng lẻ.
Trong rừng Naliborki của Belarus, có loài sói rừng Châu Âu và linh miêu Á-Âu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự phát triển của loài sói ở đây luôn bị linh miêu kìm hãm.
Tại sao linh miêu nhỏ có thể đối phó với sói? Hóa ra những con sói ở đây không chỉ tương đối nhỏ, mà còn thích hành động một mình bởi vậy chúng thường xuyên bị linh miêu "bắt nạt".
Vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, môi trường rừng tương đối ấm, lúc này là mùa sinh nở của linh miêu, cũng là mùa sinh trưởng của các loài thú nhỏ trong rừng, và đây cũng là thời điểm mà linh miêu nhắm mục tiêu của mình vào những con sói hoạt động một mình.
Trong hệ sinh thái rừng, sói xám không thể phát huy lợi thế bầy đàn của chúng trong việc truy đuổi và săn mồi, bởi vậy sói xám hoạt động đơn lẻ có thể kiếm ăn các động vật có vú nhỏ và có được lợi thế sinh tồn lớn hơn. Vì vậy, sói xám sống trong những môi trường này thường hoạt động theo nhóm nhỏ, hoặc một mình.
Sói xám ở Châu Âu và Châu Á không thể so sánh với những đồng loại ở Bắc Mỹ về kích thước, và hiếm khi vượt quá 60 kg, tuy nhiên, hổ Siberia có thể dễ dàng đạt tới 200 kg.
Thế nhưng ở vùng Viễn Đông nước Nga, nơi hổ, sói xám, gấu, báo hoa mai, linh miêu và các loài thú khác cùng sinh sống, mọi chuyển có vẻ hơi khác một chút.
Một nghiên cứu ở dãy núi Sikhote cho thấy những con mồi quan trọng nhất của hổ Siberia là: hươu đỏ, lợn rừng, hươu sao và nai sừng tấm; thức ăn quan trọng nhất của sói xám là: hươu đỏ, hươu sao, lợn rừng, hươu, nai và nai sừng tấm .
Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa hổ và sói Siberia không chỉ thể hiện ở nguồn tài nguyên con mồi, mà còn là sự cạnh tranh toàn diện về tài nguyên sinh tồn khác, thậm chí chúng còn trực tiếp giết nhau. Các chuyên gia của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã đã tiến hành nghiên cứu dài hạn ở vùng Viễn Đông Nga, trong thời gian đó, họ chỉ ghi nhận được 4 vụ việc mà hổ Siberia có thể đã giết chết sói.
Trước thế kỷ 20, sự can thiệp và ảnh hưởng của con người đối với tự nhiên không quá lớn, và cũng có rất nhiều hổ Siberia vào thời điểm đó. Ở giai đoạn này, số lượng sói xám được sinh ở mức khá thấp, số lượng của chúng phát triển rất chậm thậm chí còn không thể tăng lên được.
Sau thế kỷ 20, hoạt động săn bắt hổ rầm rộ của Nga đã khiến số lượng hổ Siberia suy giảm mạnh. Vào giai đoạn số lượng hổ Siberia giảm mạnh, người ta nhận thấy số lượng sói xám địa phương không những không giảm mà ngày càng tăng lên. Vào những năm 1940, hổ Nga đạt mức thấp nhất trong lịch sử thì ngược lại, số lượng sói xám khi đó lại đạt mức cao kỷ lục. Vì vậy, vào thời điểm đó, người ta đã phải ra tay và săn lùng hàng trăm con sói xám.
Năm 1947, Nga tuyên bố bảo vệ toàn diện loài hổ Siberia, sau hàng loạt biện pháp được thực hiện, hổ Siberia đã có cơ hội phục hồi. Ngoài ra, sau những năm 1950, Trung Quốc cũng bắt đầu săn bắt và giết hổ, một phần lớn hổ Siberia đã chạy trốn sang Nga thông qua các hành lang sinh thái, điều này giúp hổ Nga có thể phục hồi nhanh chóng trong thời gian ngắn. Trong khi hổ Siberia ngày càng phát triển thì số lượng sói xám lại suy giảm nhanh chóng .
Vào những năm 1980, số lượng hổ của Nga đạt mức cao mới, và sau đó số lượng sói xám ở mức thấp kỷ lục. Trong những năm sau đó, số lượng hổ Siberia có xu hướng phát triển ổn định, trong khi sự phát triển của loài sói ở mức tương đối thấp . Vào những năm 1990, sói xám trở nên rất hiếm trong toàn bộ môi trường sống của hổ Siberia.
Đánh giá xu hướng số lượng hổ Siberia và sói xám, có thể thấy trực quan rằng hổ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sói. Trước thế kỷ 20, sức ảnh hưởng của con người đối với thiên nhiên không quá lớn, sói và hổ hầu như đều phát triển theo quy luật tự nhiên.
Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các loài rất phổ biến trong tự nhiên, trong cùng một môi trường sống, những loài ở vị trí không ưu thế sẽ chủ động tránh những loài có ưu thế, về tổng thể, sói không phải là thiên địch của hổ, mà hổ là thiên địch của sói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI