Một siêu dự án Mỹ không tự giải quyết được, nhờ Nhật Bản nhưng thất bại, đành phải nhờ tới công nghệ của Trung Quốc
Siêu dự án 50 tỷ USD khiến Mỹ buộc phải nhờ tới công nghệ của Trung Quốc.
- Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện chủng virus bí ẩn ở nơi sâu tận cùng Trái đất
- Trung Quốc có thể là quốc gia đầu tiên sản xuất thành công oxy từ đất Mặt Trăng!
- Xe điện Trung Quốc bỗng 'lép vế' tại một quốc gia: Hyundai Ioniq bán chạy hơn Wuling dù có giá đắt gấp ba, là nơi VinFast chuẩn bị xây dựng nhà máy
- Mua đất hoang 1,7 tỷ USD được Mỹ rao bán để thử nghiệm công nghệ dù các nước khác nhìn vào thì ngán ngẩm, Trung Quốc bất ngờ phát hiện kho báu 600 nghìn tỷ USD
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã phát triển rất nhanh và đạt được những thành tựu nổi tiếng thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, kỹ sư Trung Quốc được mệnh danh là những người cuồng cơ sở hạ tầng.
Các nước trên thế giới đều công nhận năng lực trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và thường cử người đến Trung Quốc để học hỏi, hợp tác kỹ thuật. Mỹ, một siêu cường quốc, bất ngờ nhờ đến công nghệ của Trung Quốc để xử lý một siêu công trình 50 tỷ USD.
Theo The New York Times, vào năm 2011, Mỹ đã nhờ Trung Quốc sửa chữa giúp cây cầu Oakland, nằm ở San Francisco. Cây cầu này có lịch sử lâu đời và là đầu mối giao thông cực kỳ quan trọng của nước Mỹ. Thời điểm đó, cây cầu gặp nhiều trục trặc khiến cho hoạt động lưu thông xảy ra nhiều vấn đề, điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các khu vực xung quanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của cây cầu, Mỹ đã ngay lập tức mong muốn sửa chữa cây cầu càng sớm càng tốt để người dân xung quanh có thể trở lại điều kiện sống bình thường. Lúc đầu, Mỹ muốn tự mình giải quyết vấn đề mà không tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế. Kết quả là các chuyên gia cầu đường tại Mỹ đã chật vật rất lâu nhưng không thể giải quyết triệt để vấn đề.
Ngay sau đó, Mỹ bắt đầu cử người liên lạc với Nhật Bản với mong muốn các chuyên gia cầu đường Nhật Bản có thể hỗ trợ kỹ thuật nhưng kết quả là Nhật Bản không giải quyết được vấn đề này. Sau nhiều khó khăn, Mỹ đã lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Cuối cùng, Mỹ quyết định liên hệ với Trung Quốc để tiến hành hợp tác sửa chữa cây cầu. Sau khi kiểm tra hiện trường, đội ngũ kỹ sư Trung Quốc đã tiếp thu công trình này một cách cẩn thận, đã chỉ đạo nhân viên của mình làm việc chăm chỉ để khắc phục các sự cố kỹ thuật và cuối cùng đã hoàn thành dự án trước thời hạn vài tháng.
Theo trang AI Jazeera (Ấn Độ), Trung Quốc đã phải sử dụng hệ thống xây cầu tự động với 150 giám sát viên giám sát. Đặc biệt, vì môi trường nước biển xung quanh cây cầu rất phức tạp nên các kỹ sư Trung Quốc đã phải sử dụng hệ thống kiểm tra tự động tiên tiến nhất thời điểm đó.
Hệ thống kiểm tra tự động này được kết hợp định vị GPS giúp các nhà kỹ sư Trung Quốc đo lường, phân tích và đưa ra các quyết định chính xác nhất trong quá trình tu sửa cây cầu.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, cỗ máy thông minh này chịu đựng được điều kiện thời tiết khắc nghiệt và điều kiện đường sá phức tạp. Ngoài ra, cỗ máy này được bổ sung thêm nhiều thiết kế thành phần cơ khí để đảm bảo có thể đối phó với nhiều tình huống phức tạp khác nhau.
Cỗ máy này của Trung Quốc không chỉ giúp Mỹ giải quyết vấn đề sửa chữa cầu mà còn giúp tiết kiệm chi phí tới hàng trăm triệu USD. Năng lực cơ sở hạ tầng của Trung Quốc một lần nữa thu hút sự chú ý rộng rãi từ các nước trên thế giới nhờ công trình sửa chữa cây cầu này.
Sau khi nhiều chuyên gia đến đây kiểm tra hiện trường, họ bất ngờ phát hiện ra rằng những cây cầu được xây dựng ở Trung Quốc có thể sử dụng ít nhất vài thập kỷ và thậm chí có thể chịu được động đất.
Điều đáng nói, khi đến thị sát dự án, các chuyên gia Mỹ đặc biệt bất ngờ, họ đưa là nhiều lợi khen ngợi tới các kỹ sư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Đồng thời, nhiều quốc gia trên thế giới hy vọng Trung Quốc có thể cử người đến hợp tác với họ trong các dự án sau này.
Nguồn: Sohu, Baijiahao, The New York Times, AI Jazeera
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"