Nam Cực mất lượng băng gần bằng diện tích Argentina: Báo động hiểm họa hàng triệu năm có một
(Tổ Quốc) - Theo CNN, khi Bắc bán cầu đang vật lộn với đợt nắng nóng kỷ lục giữa mùa hè thì Nam bán cầu lại "chìm trong giấc ngủ" mùa đông nhưng một kỷ lục khí hậu đáng sợ khác đang bị phá vỡ.
- Sự thật về phát hiện 20.000 kim tự tháp thời tiền sử trên Sao Kim
- Cậu bé mù trở thành nhà toán học Nga đại tài: Chiếc bếp lò phát nổ và hành trình trở thành tên cho con đường ở Moscow
- 1 startup tỷ USD trên bờ vực thẳm: Sản phẩm bị tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, CEO buộc phải làm điều cấm kỵ
- Soi mẫu ốp iPhone mới của Rosé (BLACKPINK), đã dùng Pro Max thì đâu ngại dùng ốp xịn!
Diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy vào thời điểm này trong năm.
Cứ đến cuối tháng 2 hàng năm, băng biển ở Nam Cực thu hẹp đến mức thấp nhất do lục địa này đang ở trong mùa hè và chúng sẽ hình thành trở lại khi mùa đông đến. Nhưng năm nay một điều khác biệt đã xảy ra.
Băng Nam Cực tan chảy mức kỷ lục
Băng biển Nam Cực đã không trở lại gần mức dự kiến. Trên thực tế, nó đang ở mức thấp nhất vào thời điểm này trong năm kể từ khi các dữ liệu được ghi nhận cách đây 45 năm.
Vào cuối tháng 2 năm nay, băng biển ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2, vượt mức thấp kỷ lục đã được thiết lập vào năm 2022 là 136.000 km2.
Đến giữa tháng 7, băng Nam Cực thấp hơn 2,6 triệu km2 vuông so với mức trung bình của giai đoạn 1981 đến 2010. Đó là một khu vực rộng gần bằng Argentina.
Hiện tượng này được một số nhà khoa học mô tả là ngoại lệ - một điều rất hiếm - có khả năng hàng triệu năm mới xảy ra một lần.
Nam Cực vốn là một lục địa xa xôi, phức tạp. Không giống như Bắc Cực, nơi băng biển luôn có quỹ đạo đi xuống khi khủng hoảng khí hậu gia tăng, băng biển ở Nam Cực đã dao động từ mức cao kỷ lục xuống mức thấp kỷ lục trong vài thập kỷ qua.
Kể từ năm 2016, các nhà khoa học đã bắt đầu quan sát thấy xu hướng giảm mạnh. Nhiều nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân chính khiến băng biến mất.
Ted Scambos, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Colorado Boulder (Mỹ) cho biết: "Hệ thống băng ở Nam Cực luôn rất thay đổi. Tuy nhiên, mức độ thay đổi hiện tại này cực kỳ nghiêm trọng đến mức một số thứ đã thay đổi triệt để trong hai năm qua...".
Ông cũng nói thêm, nhiệt độ nước biển ấm hơn ở phía bắc ranh giới Nam Đại dương so với các đại dương trên thế giới có thể là nguyên nhân khiến băng tan.
Hiện tượng chưa từng xảy ra trong mùa đông năm nay có thể cho thấy một sự thay đổi lâu dài đối với lục địa bị cô lập này.
Ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn cầu
Băng biển luôn đóng một vai trò quan trọng đối với khí hậu trái đất. Mặc dù nó không ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước biển dâng nhưng nó có tác động gián tiếp.
Băng tan cũng có thể có tác động đáng kể đến động vật hoang dã, bao gồm các loài nhuyễn thể, là thức ăn của nhiều loài cá voi trong khu vực, cũng như chim cánh cụt và hải cẩu, những loài phụ thuộc vào băng biển để kiếm thức ăn và nghỉ ngơi.
Nói rộng hơn, băng biển ở Nam Cực góp phần điều chỉnh nhiệt độ của hành tinh nên băng tan có thể gây ra các tác động theo tầng vượt ra ngoài lục địa.
Nhiều nơi ở Nam Cực đã chứng kiến những thay đổi đáng báo động trong một thời gian dài. Bán đảo Nam Cực, một dãy núi băng giá nhọn nhô ra khỏi phía tây là một trong những nơi nóng lên nhanh nhất ở Nam bán cầu.
Năm ngoái, các nhà khoa học cho biết sông băng Thwaites rộng lớn ở Tây Nam Cực - còn được gọi là "Sông băng Ngày tận thế" - đang rơi vào tình trạng nguy hiểm khi hành tinh này nóng lên.
Ước tính mực nước biển toàn cầu có thể tăng khoảng 3m nếu Thwaites sụp đổ hoàn toàn, tàn phá các cộng đồng ven biển trên khắp thế giới.
Scambos cho rằng, dấu hiệu băng biển Nam Cực thấp kỷ lục trong mùa đông năm nay là một tín hiệu rất đáng báo động.
Ông nói: "Năm 2016, băng biển Nam Cực lần đầu tiên giảm mạnh. Kể từ năm 2016, nó vẫn ở mức thấp và bây giờ kỷ lục đã bị phá vỡ...".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín