Người Trung Quốc cho rằng phương Tây đang hiểu nhầm về hệ thống tín dụng xã hội, đây mới là góc nhìn đúng từ phía họ

    Long.J,  

    Hệ thống tín dụng xã hội của Trung Quốc khiến người "hạnh kiểm yếu" điêu đứng, trái lại, những ai chăm chỉ và thượng tôn pháp luật sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.

    "Đại ca đang dõi theo chúng ta"

    Câu này thường được báo chí phương Tây dùng để nói về hệ thống tín dụng xã hội (Social Credit System - SCS) của Trung Quốc.

    Người ta còn ví nó với series khoa học viễn tưởng cực u ám "Black Mirror." Tuy nhiên, thái độ của truyền thông thế giới có vẻ chưa thực sự công bằng, khi miêu tả SCS là "hệ thống giam cầm con người" hay "khổ hơn đi tù".

    Trong khi đó, dân mạng Trung Quốc, những người sống trong SCS, lại cho rằng đó là điều cần thiết để thúc đẩy một xã hội hài hòa và họ đang tập trung nhiều hơn vào các đặc quyền mà nó mang lại.

    Người Trung Quốc cho rằng phương Tây đang hiểu nhầm về hệ thống tín dụng xã hội, đây mới là góc nhìn đúng từ phía họ - Ảnh 1.

    Vào cuối năm 2017, nhà nghiên cứu Jeremy Daum tại NXB China Law Translate, đã đưa ra một bài phân tích sâu sắc, chỉ ra những điểm chưa đúng của truyền thông quốc tế về hệ thống tín dụng xã hội, rằng: Hầu hết người nước ngoài đang nhầm lẫn giữa Sesame Credit (còn gọi là Tín dụng Zhima) và tín dụng xã hội.

    Trung Quốc có 2 hệ thống tín dụng xã hội chính

    Ở Trung Quốc, có khá nhiều thuật ngữ liên quan đến tín dụng xã hội và có lẽ, việc này khiến hệ thống SCS của nhà nước bị nhầm lẫn với tư nhân.

    Điều này được chỉ rõ trong bài viết với tựa đề: "Hệ thống tín dụng xã hội của Trung Quốc không giống những gì bạn tưởng" của tác giả Ed Sander.

    Trong đó, quan niệm sai lầm nhất, là cho rằng ở Trung Quốc chỉ có 1 hệ thống tín dụng xã hội. Trên thực tế, có 2 hệ thống riêng biệt, hoạt động độc lập: Hệ thống tín dụng thương mại (như Sesame Credit) và hệ thống tín dụng xã hội (SCS) mà chính phủ Trung Quốc hứa hẹn tung ra trên toàn lãnh thổ vào năm 2020.

    Sesame Credit (tư nhân)

    Hệ thống khiến các phương tiện truyền thông nước ngoài tranh luận sôi nổi, vốn là Sesame Credit, được phát triển bởi Công ty tài chính Alibaba. Sesame Credit đã có hơn 520 triệu người dùng vào năm 2017.

    Người Trung Quốc cho rằng phương Tây đang hiểu nhầm về hệ thống tín dụng xã hội, đây mới là góc nhìn đúng từ phía họ - Ảnh 2.

    Sesame Credit: Dưới 385 điểm bị tính là "tín dụng xấu", từ 731 điểm trở lên là đạt loại "tốt"

    Sesame Credit được ra mắt vào năm 2015. Vì là một phần trong hệ sinh thái của Alibaba, hệ thống này thừa hưởng cơ sở dữ liệu khổng lồ từ các trang thương mại điện tử cho đến sản phẩm tài chính (Taobao, Tianmao, Alipay...), từ đó nó tổng hợp và đưa ra điểm số tín dụng cá nhân thông qua lịch sử thanh toán và hành vi trực tuyến của người dùng.

    Trên thực tế, chẳng ai có quyền ép người dùng tham gia Sesame Credit. Dân mạng Trung Quốc đã so sánh hệ thống này với chương trình khách hàng thân thiết, ai muốn hưởng quyền lợi thì tham gia.

    Từ năm 2015, Sesame Credit cũng hợp tác với công ty dịch vụ hẹn hò trực tuyến nổi tiếng Baihe.com để người dùng liên kết profile với điểm tín dụng xã hội, làm cơ sở xác định độ tin cậy giữa những người muốn tìm hiểu nhau.

    Social Credit System (chính phủ Trung Quốc)

    Hệ thống tín dụng xã hội Trung Quốc (SCS) hiện không phải là hệ thống quốc gia - dự kiến sẽ được triển khai trên toàn quốc vào năm 2020 - nhưng nó đang được thử nghiệm ở nhiều khu vực và thành phố khác nhau tại quốc gia tỷ dân.

    Người Trung Quốc cho rằng phương Tây đang hiểu nhầm về hệ thống tín dụng xã hội, đây mới là góc nhìn đúng từ phía họ - Ảnh 3.

    Website tín dụng xã hội chính thức của thành phố Tô Châu

    Trong bài viết xuất bản năm 2017, Daum miêu tả nó như một "chính sách" hay "ý thức hệ trong việc sử dụng dữ liệu". Ông giả thích nó là: "nỗ lực của Trung Quốc trong việc cải thiện an ninh kinh tế, an toàn công cộng bằng cách tăng tính liêm chính và tin tưởng lẫn nhau trong xã hội"

    Tín dụng xã hội về cơ bản sẽ tập trung vào việc tích lũy và tích hợp thông tin, tạo ra các biện pháp khuyến khích hành vi đáng tin cậy và trừng phạt những cá nhân với hành vi tiêu cực."

    Đầu năm nay, Trung Quốc công bố 12 thành phố thử nghiệm SCS, bao gồm: Hàng Châu; Nam Kinh; Hạ Môn; Thành Đô; Tô Châu; Tú Thiên; Uy Hải; Huệ Châu; Ôn Châu; Nghĩa Ô; Thượng Hải và Vinh Thành.

    Vinh Thành thuộc tỉnh Sơn Đông, nhận được phản hồi rất khả quan. Cụ thể, dân cư ở Vinh Thành đã chấp nhận thí điểm SCS và bày tỏ sự hài lòng khi nhiều khía cạnh xã hội được cải thiện.

    Trong đó chia rõ khung hình phạt và phần thưởng: Phỉ báng người khác trên internet, đối xử tệ với người thân sẽ ảnh hưởng đến tín dụng xã hội của cá nhân/gia đình. Trái lại, nếu phụng dưỡng cha mẹ, làm việc có ích cho cộng đồng sẽ nhận được thứ hạng tốt hơn hẳn. Tại Vinh Thành, những công dân gương mẫu được khen ngợi và nêu tên trên biển điện tử ở trung tâm thành phố.

    Hệ thống tín dụng xã hội ở Trung Quốc: Không tăm tối như những gì truyền thông phương Tây nhìn nhận

    SCS và Sesame Credit là 2 trong những chủ đề cực nóng, mang nhiều định kiến trên Facebook hoặc Twitter. Còn trên Sina Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, người dân lại cho thấy điều trái ngược.

    Ví dụ, Sesame Credit liên hệ mật thiết với những tính năng bổ sung trong nền kinh tế chia sẻ ở Trung Quốc. Trang Weibo chính thức của Sesame Credit đang có trên 240.000 người theo dõi, bước đầu, những ai có điểm tín dụng cao sẽ được thuê xe đạp Hello Bike miễn phí.

    Còn mới đây, người có điểm tín dụng Sesame trên 700, có thể lái thử model Ford Explorer mới tinh liên tục 3 ngày mà không mất đồng nào.

    Người Trung Quốc cho rằng phương Tây đang hiểu nhầm về hệ thống tín dụng xã hội, đây mới là góc nhìn đúng từ phía họ - Ảnh 4.

    Ngoài Hello Bike hay Ford, nhiều thương hiệu đang tìm cách gia nhập Sesame để tăng độ tín nhiệm với khách hàng

    Người Trung Quốc cho rằng phương Tây đang hiểu nhầm về hệ thống tín dụng xã hội, đây mới là góc nhìn đúng từ phía họ - Ảnh 5.

    Mobrella, dịch vụ chia sẻ ô che mưa nắng, sẵn sàng cho khách hàng trên 600 điểm Sesame Credit mượn ô miễn phí. Anbai, công ty ghế massage chia sẻ, cũng cho người dùng trên 600 điểm sử dụng dịch vụ miễn phí.

    Việc sở hữu "ranking" cao trong hệ thống Sesame Credit đem lại nhiều lợi ích khác.

    Ở một số nơi như Thượng Hải, Hàng Châu hoặc Ôn Châu, người có điểm Sesame Credit từ 500 - 600 trở lên, có thể tới thư viện mượn tài liệu miễn phí hoặc ra quầy tự phục vụ để lấy sách.

    Người Trung Quốc cho rằng phương Tây đang hiểu nhầm về hệ thống tín dụng xã hội, đây mới là góc nhìn đúng từ phía họ - Ảnh 6.

    Tại Bệnh viện Đại học Chiết Giang, bệnh nhân có điểm Sesame Credit trên 650, có thể được hưởng các đặc quyền như ưu tiên gặp bác sĩ, thuê xe lăn và giường bệnh miễn phí.

    Ở Thần Châu và các thành phố khác, những người có số điểm trên 650 có thể thuê xe mà không phải đặt cọc. Có vô số ví dụ về cách hệ thống này khiến cuộc sống của những "người dân tử tế" trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

    Nếu trước kia, người Trung Quốc hầu như chỉ tán dóc về dăm ba gây sốc trên internet thì đến nay, thảo luận về cách nâng điểm tín dụng xã hội đang là xu hướng. Tóm lại, nếu sống đẹp và thượng tôn pháp luật, người Trung Quốc được nhiều hơn là mất.

    Hình phạt cho những người bị liệt vào danh sách đen

    So với Sesame Credit, SCS không được quan tâm bằng. Tuy nhiên, một khi người ta đem nó ra tranh luận, dường như sự tập trung đều đổ dồn vào phương thức trừng phạt hơn là phần thưởng.

    Đầu tháng 5 năm nay, một thanh niên đến từ Sơn Tây bị đưa vào "Thất Tín Hắc Danh Đơn" (danh sách đen tập trung những kẻ không đáng tin cậy), bị cấm du lịch bằng tàu hỏa trong 180 ngày - Tất cả đến từ việc bật nhảy qua hàng rào soát vé tại ga Dương Lăng.

    Trong khi truyền thông phương Tây bảo cuộc sống đó "khổ hơn đi tù", nhiều người dùng Weibo lại nói rằng: Kiểu người không biết tuân thủ quy tắc nên bị cấm du lịch vô thời hạn.

    Vào ngày 22/5, thành phố Quảng Đông tuyên bố thực hiện danh sách đen đặc biệt.

    Bất cứ ai phá hoại phương tiện của các dịch vụ chia sẻ, sẽ bị cấm dùng luôn, trừ điểm tín dụng của bản thân và thậm chí, của người trong gia đình.

    Còn ở Thâm Quyến, người đi bộ sai luật sẽ bị hệ thống nhận diện khuôn mặt "tóm cổ" và trừ điểm tín dụng trong tương lai. Mỗi thành phố/khu vực sẽ có thang xếp hạng riêng chứ không áp dụng chung trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

    Người Trung Quốc cho rằng phương Tây đang hiểu nhầm về hệ thống tín dụng xã hội, đây mới là góc nhìn đúng từ phía họ - Ảnh 7.

    Dù truyền thông quốc tế đang tỏ ra ghê sợ trước SCS và Sesame Credit, một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc vẫn tin tưởng cách thức này sẽ đem đến ảnh hưởng tích cực cho xã hội. Quả báo thường đến muộn, nhưng trong tương lai gần ở Trung Quốc, quả báo sẽ đến ngay khi ai đó làm việc sai trái.

    Tham khảo Weibo/Wired/SCMP

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày