Nhiếp ảnh gia 'tá hỏa' khi máy ảnh giá $2000 gặp lỗi cảm biến sau khi chụp ảnh xe tự lái
Cảm biến máy ảnh là một linh kiện rất mỏng manh, hoàn toàn có thể bị hỏng nếu gặp phải nguồn sáng cường độ lớn.
Tất cả các xe tự lái hiện nay đều được trang bị một hệ thống mang tên Lidar, sử dụng ánh sáng laser để 'nhìn' môi trường xung quanh nhằm lưu thông một cách an toàn. Ánh sáng laser được thiết kế để không làm hại đến mắt người, nhưng cảm biến máy ảnh lại là một câu chuyện khác.
Mới đây, một người đàn ông mang tên Jit Ray Chowdhur tham dự CES tại Las Vegas đã bị hỏng một chiếc máy Sony A7R II mới mua trị giá $2000, ngay sau khi anh chụp ảnh một chiếc xe tự lái có gắn cảm biến Lidar của hãng AEye. Những bức ảnh chụp xe tự lái đều có một đường vân lạ, khá nhỏ và nếu như không để ý thì sẽ không thấy được.
Những bức hình chụp xe tự lái
Những đường viện lạ do laser gây ra
Thế nhưng nếu như chụp ảnh ban đêm, thì các đường chỉ này hiện ra rõ ràng hơn:
Ảnh chụp ban đêm cho thấy rõ hơn những đường này viền và chấm màu tím
Theo CEO của AEye là ông Luis Dussan thì công nghệ tia laser của hãng rất an toàn với con người, nhưng không phủ nhận việc có thể gây ảnh hưởng xấu tới cảm biến máy ảnh vì thành phần này nhạy sáng hơn mắt người tới 1000 lần. Công nghệ xe tự lái chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, nên tác hại của chúng với cảm biến máy ảnh cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên về việc máy ảnh bị hỏng do tia laser. Trong quá khứ đã có nhiều trường hợp người dùng sử dụng máy ảnh để quay nhạc hội hay bar có đèn laser trang trí, và 'tá hỏa' khi phát hiện những bức ảnh sau đó đều xuất hiện những đường viền lạ.
Laser tại nhạc hội làm hỏng cảm biến Canon 5D Mark II
'Thần chết laser' gọi tên Canon 5D Mark III
AEye cũng thừa nhận hệ thống Lidar của mình có cường độ mạnh hơn các hãng đối thủ nhằm tăng tầm nhìn của ô tô, nhưng cũng vì thế mà dễ dàng gây tổn hại đến cảm biến máy ảnh hơn.
Theo chủ nhân xấu số của chiếc Sony A7RII chia sẻ: "Việc cảm biến bị tổn hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cường độ ánh sáng, thời lượng và điểm bị chiếu sáng, tần số... Tôi cũng đã chụp nhiều hệ thống Lidar của các khác nhưng không gặp hiện tượng này. Tôi nghĩ rằng hãng nên đưa ra một khuyến cáo với người dùng về việc chụp ảnh sản phẩm của họ để không gây ra các sự vụ đáng tiếc về sau".
Hãng AEye đã liên hệ với anh Chowdhur nhằm có thể gửi lại tiền để anh mua một chiếc máy ảnh mới. Chowdhur cho biết anh sẽ chấp nhận khoản bồi thường 'hào phóng' này vì chiếc máy của anh cũng mới mua được 1 tháng và cũng có giá khá cao.
Anh cũng mong rằng các hãng xe ô tô tự lái sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng hơn về vấn đề này: liệu rằng máy ảnh sẽ bị ảnh hưởng khi sử dụng tốc độ chụp hay khẩu độ nào và liệu việc sử dụng filter có thể giảm thiểu tai nạn không đáng có như vậy không.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI