Không ít người "né” việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh đã nghiêm trọng.
- AI giúp "truy tìm" sớm bệnh ung thư tiêu hóa
- Đột phá: Các nhà khoa học Hàn Quốc tìm ra cách chữa ung thư mà không cần tiêu diệt tế bào ung thư
- Người mắc ung thư có nên nhịn ăn để ‘bỏ đói’ tế bào ung thư?
- Tại sao các cụ một khi đã sống đến 80 tuổi thì sẽ sống rất thọ, khỏe mạnh hơn cả con cháu và hiếm khi mắc ung thư?
- Vắc-xin trị ung thư Nga sắp thử nghiệm trên người
Làm quản lý tại một nhà hàng ở Hà Nội, ngoài thời gian cho công việc, Vương Huấn (30 tuổi) luôn chăm chỉ tập thể thao như chạy bộ, bơi lội, tập thể hình. Nghĩ bản thân còn trẻ, chăm thể thao nên mỗi lần bố mẹ nhắc đi khám định kỳ, Huấn đều gạt đi và cho rằng khám chỉ tốn tiền.
Thi thoảng Huấn đau nhức người, mệt, cảm cúm thông thường nhưng nghĩ đơn giản do công việc nên nghỉ ngơi vài ngày tự khỏi.
Nửa năm trở lại đây, các biểu hiện đau lưng ngày càng nhiều hơn, đau âm ỉ vùng hông lưng kèm buồn nôn. Kết quả kiểm tra Huấn có khối u cơ mỡ mạch thận trái to bất thường, bác sĩ yêu cầu nhập viện phẫu thuật và nút mạch máu nuôi khối u.
Theo bác sĩ điều trị, u cơ mỡ mạch thận là u lành nhưng vẫn có thể phát triển chèn ép làm suy giảm chức năng thận, khiến các mạch máu giãn to, vỡ và chảy máu. Trường hợp nặng có thể gây suy thận.
Tương tự, Lê Hưng (28 tuổi, Hà Nội), không bao giờ đi khám sức khỏe định kỳ do chủ quan nghĩ bản thân còn trẻ, ăn uống, thể dục lành mạnh nên "không thể có bệnh".
Cách đây 3 tháng, trong một lần đưa người thân đi viện, anh nhân tiện đăng ký kiểm tra sức khoẻ. Nam thanh niên bất ngờ khi kết quả xét nghiệm cho thấy men gan, huyết áp tăng kèm mỡ máu vượt ngưỡng, phải dùng thuốc điều trị. Không được phát hiện và điều trị sớm nên giờ đây, nên dù Hưng cố gắng kiểm soát chế độ ăn uống nghiêm ngặt, chỉ số mỡ máu vẫn cao.
Huấn và Hưng chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp người trẻ chủ quan, không đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Điều này cũng phản ánh thực trạng nhiều người chủ quan với sức khoẻ của mình. Chỉ khi dấu hiệu bệnh rõ ràng mới gặp bác sĩ, không ít ca bệnh đã bỏ lỡ “thời gian vàng” điều trị bệnh.
Theo ThS.BS Hà Tuấn Hùng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội), khám sức khỏe tổng quát có vai trò quan trọng, giúp phát hiện sớm những dấu hiệu của các bệnh lý, từ đó bác sĩ đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị kịp thời. Điều này có thể bảo vệ người bệnh trong trường hợp mắc các bệnh nền nguy hiểm như ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch.
Thông qua các nội dung khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể biết được các vấn đề về sức khỏe thể chất, tâm lý. Các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thói quen sống khoa học. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mình để đảm bảo chất lượng cuộc sống, phòng tránh các nhóm bệnh.
Một trong số những nguyên nhân khiến nhiều người ngần ngại khám sức khoẻ định kỳ là nỗi sợ mắc bệnh, nhất là các bệnh hiểm nghèo như ung thư. Cũng có không ít người ám ảnh cảnh đi viện, ngại làm các thủ tục vì mất thời gian.
Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn hiện nay, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh không lây nhiễm đang có khuynh hướng tăng lên như tim mạch, tiểu đường, ung thư, rối loạn tâm thần.
Để chủ động phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm, ngay từ lúc còn trẻ, mọi người phải cố gắng thực hiện một lối sống lành mạnh, cụ thể là: Không hút thuốc lá, thuốc lào; hạn chế rượu bia; không nên ăn mặn; hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo động vật, các thức ăn có chứa nhiều cholesterol.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
TikTok sắp bị cấm hoàn toàn, người dùng Mỹ tràn sang một ứng dụng khác của Trung Quốc
Khi ngày TikTok Mỹ dừng hoạt động đang đến gần, một ứng dụng mạng xã hội khác của Trung Quốc lại bất ngờ vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng.
Từng là màu đắt nhất, iPhone 16 Pro Max "Titan Sa Mạc" sụt giá thảm, trở thành màu rẻ nhất hiện nay