Nòng giảm thanh với thiết kế hình bát giác đặc biệt, trang bị cho súng trường tấn công
(GenK.vn) - H&K và OSS đã giới thiệu nòng giảm thanh thế hệ mới với thiết kế đặc biệt.
Trong hội chợ triển lãm vũ khí SHOT 2014 vừa qua được tổ chức tại Las Vegas, nhà sản xuất súng của Đức là Heckler & Koch đã giới thiệu khẩu súng trường tấn công được trang bị bộ phận giảm thanh hoàn toàn mới, được chế tạo bởi công ty OSS .
Khẩu súng trường tấn công mà H&K giới thiệu là MR556SD, được lắp nòng giảm thanh hình bát giác với cơ chế hoạt động hoàn toàn mới. Đẩy luồng khí ra khỏi phía trước của nòng súng, thay vì đẩy ra khỏi phía sau như các loại nòng giảm thanh thông thường.
Nòng giảm thanh thế hệ mới của OSS có thiết kế một khoang đồng nhất, thay vì các vách ngăn nhỏ như thông thường. Bên cạnh đó nó được trang bị một bộ điều chỉnh áp lực và một mô-đun giảm âm. Kết quả thử nghiệm cho thấy, súng ít giật và ít tiếng ồn. Kiểm tra độ ồn cho kết quả 137 decibel với khẩu súng trường có cỡ nòng 14mm ở vị trí gần tai của xạ thủ. Kết quả này là dưới mức tiêu chuẩn 140 decibel do bộ An toàn lao động và sức khỏe của Hoa Kỳ quy định, do đó nó đảm bảo 100% không làm ảnh hưởng đến tai và thính giác của xạ thủ.
Thiết kế hình bát giác đặc biệt của nòng giảm thanh OSS không chỉ có tác dụng giảm thanh trong khi điều chỉnh áp lực bên trong, mà nó còn giúp tản nhiệt tốt hơn. Các cạnh bát giác bên ngoài của nòng giảm thanh giúp nó tăng diện tích tiếp xúc và do đó tăng hiệu quả tản nhiệt hơn. Điều này đặc biệt quan trong đối với các khẩu súng trường tấn công, do có tốc độ bắn cao khiến nhiệt độ ở nòng súng có thể tăng lên rất cao khiến các thiết bị giảm thanh thông thường có thể biến dạng kết cấu bên trong sau một thời gian dài sử dụng.
Tham khảo: military.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"
Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Huawei đưa ra những lời khen công khai dành cho các đối thủ tới từ Mỹ.
Việt Nam có “kho báu” lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ, nay đã tự chủ công nghệ khai thác, quyết xây dựng ngành công nghiệp phát triển lâu dài