Ở tình huống xấu nhất, iPhone 8 sẽ bị cấm bán tại một số thị trường trong đó có Mỹ gây tổn thất nặng nề cho Apple, nhưng chính Qualcomm cũng sẽ là bên thiệt hại lớn.
Tờ Bloomberg vừa hé lộ, cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ Qualcomm và Apple đang đi theo chiều hướng nguy hiểm hơn. Mọi thứ bắt nguồn từ những bất đồng xung quanh vấn đề thanh toán bản quyền bằng sáng chế. Qualcomm có thể yêu cầu Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) tiến hành ngăn chặn bán iPhone trên đất Mỹ.
Nguyên nhân của tranh chấp giữa hai bên xuất phát từ các bằng sáng chế công nghệ truyền thông thông di động mà Apple và các công ty khác vốn phải mua giấy phép từ Qualcomm với mức phí rất lớn.
Căng thẳng giữa Qualcomm và các đối tác đã bùng phát trong nhiều tháng, đỉnh điểm là vào tháng Giêng khi Ủy ban Thương mại Liên bang cáo buộc công ty có dấu hiệu vi phạm luật chống độc quyền. Về cơ bản, những giao dịch của Qualcomm với đối tác như Apple bị đánh giá thiếu công bằng.
Trong đó, Táo khuyết phàn nàn việc Qualcomm đã tính phí bản quyền cho mỗi chiếc iPhone, bất kể sản phẩm có sử dụng công nghệ di động của họ hay không. Khi iPhone 7 ra mắt, Apple bắt đầu đa dạng hóa linh kiện bằng việc bổ sung thêm vi xử lý của Intel bên cạnh chip của Qualcomm.
Mọi thứ trở nên nghiêm trọng sau khi Apple đâm đơn kiện đối tác đòi hoàn trả 1 tỷ USD. Vì thế, chuyện Qualcomm tung ra đòn ngăn chặn iPhone không phải điều gì quá bất ngờ. Chủ đề này đã râm ran xuất hiện trong cuộc gọi của tờ Bloomberg thời điểm Apple công bố báo cáo tài chính quý II.
Một nhà đầu tư đã yêu cầu CEO Tim Cook lý giải tại sao ông vẫn giấu các khoản thanh toán từ Qualcomm, đồng thời nêu ra rủi ro về việc Qualcomm có thể tác động làm ảnh hưởng tới doanh số bán điện thoại trong tương lai hoặc “thậm chí giành được lệnh cấm bán iPhone ở một số thị trường trên thế giới”.
Đáp lại, Tim Cook nhấn mạnh những đơn vị nắm giữ bằng sáng chế như Qualcomm đáng lẽ phải cấp phép với điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử. Ông cũng tố cáo Qualcomm không hề thực hiện nghiêm túc những điều trên và khoản tiền mà công ty này tính cho Apple không hề hợp lý chút nào.
CEO Táo khuyết nói thêm: “Tôi không tin ai đó sẽ quyết định cấm iPhone chỉ dựa vào những điều đó. Rất nhiều điều luật liên quan tới vấn đề này, nhưng chúng ta hãy chờ xem”. Câu nói “hãy chờ xem” mang hàm ý mở, nhiều khả năng Tim Cook lường trước được việc Qualcomm có thể sẽ làm gì đó gây khó cho iPhone.
Tiềm ẩn rủi ro
Xét cho cùng, động thái đe dọa ngăn cấm một sản phẩm phổ biến như iPhone tiềm ẩn khá nhiều rủ ro. Có thể, đây chỉ là “đòn” chiến lược nằm trong tính toán để tránh việc hai bên phải lôi nhau ra tòa, thay vào đó chịu ngồi vào bàn thương lượng song phương.
“Tôi tin chắc Qualcomm sẽ theo đuổi một lệnh cấm với iPhone để đòi khoản phí IP Apple vốn được cung cấp miễn phí hiện nay. Apple sẽ không chịu ngồi vào bàn đám phán trong khi Qualcomm một mực không chịu thay đổi quy trình cấp phép theo thỏa thuận 3gpp ETSI trừ phi tòa án yêu cầu”, Chủ tịch và nhà phân tích tài chính Patrick Moorhead của Moor Insights & Strategy nhận định.
Tuy nhiên, hiện Qualcomm chưa có bất kỳ động thái nào trước tòa liên quan tới việc “cấm vận” iPhone. “Qualcomm khó có được lệnh cấm nhưng chiến lược này sẽ buộc Apple phải rốt ráo hơn trong việc đàm phán”, Tim Bajarin, chủ tịch công ty Creative Strategies chia sẻ.
Khi người dùng trong tâm lý háo hức chờ đón iPhone 8 thì hành động của Qualcomm sẽ gây ra tác dụng ngược
Thỏa thuận đôi bên cùng có lợi sẽ là lựa chọn khả dĩ nhất so với động thái theo đuổi lệnh cấm iPhone 8. Bởi nó không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng cho Apple mà thậm chí còn có thể đẩy Qualcomm vào khủng hoảng. Sẽ như thế nào nếu “bom tấn” iPhone 8 đang được chờ đón lại bị trì hoãn mà kẻ ngáng đường lại là Qualcomm.
Nếu thành công trong việc ngăn iPhone 8, với sự giúp sức của USITC, dù điều này rất khó xảy ra, thì Qualcomm sẽ sa lầy vào cuộc chiến với giới truyền thông cùng hình ảnh méo mó. Gã khổng lồ chip chắc chắn nhận cơn thịnh nộ từ dư luận. Chưa kể, những bên hưởng lợi từ nhà Táo như Samsung nhiều khả năng sẽ “phản đòn”.
Ở bên kia, Apple còn lựa chọn khác là Intel. Nếu xung đột xảy ra, Qualcomm chắc chẳng nhận được đồng xu nào mà còn có thể tổn thất nặng nề. Trong khi Tim Cook vẫn đủ tiềm lực tài chính để đưa công ty qua cơn sóng gió.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI