Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager

    Đức Khương,  

    Voyager 1 và Voyager 2 đã đi vào không gian sâu hơn bất kỳ vật thể nhân tạo nào trong lịch sử. Cả hai đều được phóng vào năm 1977 để quan sát và chụp ảnh các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.

    Năm 2012, Voyager 1 trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên tiếp cận thành công không gian giữa các vì sao. Tới cuối năm 2018, Voyager 2 tiếp bước Voyager 1 tái lập kỳ tích này.

    NASA trước đây đã nói rằng những con tàu Voyager "đã được định sẵn - có lẽ là vĩnh viễn - để đi lang thang trong Dải Ngân hà".

    Ra mắt cách đây 45 năm, NASA hiện tại đã đưa ra quyết định giảm công suất trên các tàu thăm dò để có thể kéo dài tuổi thọ của chúng thêm vài năm nữa cho đến khoảng năm 2030. Các dự đoán ban đầu cho rằng sứ mệnh Voyager chỉ kéo dài 4 năm.

    Mục đích ban đầu của hai "chị em" Voyager là thăm dò sao Mộc và sao Thổ, chúng đã thực hiện và hoàn thành công việc này trong hai năm, tuy nhiên sau đó nó lại được sử dụng tiếp với nhiều mục đích khác, tiến sâu hơn vào không gian và gửi lại hình ảnh về hệ mặt trời của chúng ta từ xa.

    Và trong hơn 40 năm hoạt động cả Voyager 1 và 2 đã liên tục gửi về Trái Đất những khám phá đầy kinh ngạc. Theo đó, dữ liệu thu được từ các thiết bị thăm dò trang bị trên Voyager 1 và 2 cho những hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta sở hữu những vẻ đẹp mê hồn.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 1.

    Một tàu thăm dò Voyager đã chụp được hình ảnh có màu sắc được tái tạo lại về các vành đai của sao Thổ vào ngày 23 tháng 8 năm 1981.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 2.

    Sao Hải Vương, được tàu Voyager 2 nhìn thấy vào năm 1989.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 3.

    NASA đã sử dụng ba hình ảnh của Voyager 2 - được chụp qua các bộ lọc tia cực tím, tím và xanh lá cây - để thực hiện bức ảnh này về sao Thổ.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 4.

    Các bức ảnh về mặt trăng Miranda - mặt trăng của sao Thiên Vương - của tàu thăm dò Voyager đã tiết lộ quá khứ địa chất trên mặt trăng này diễn ra rất phức tạp.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 5.

    Mặt trăng Triton của sao Hải Vương, được tàu Voyager 2 nhìn thấy vào năm 1989.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 6.

    Sao Mộc và hai mặt trăng của nó.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 7.

    Một hình ảnh về vành đai của sao Mộc, được phát hiện bởi tàu thăm dò Voyager.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 8.

    Đốm Xanh Mờ (Pale Blue Dot) là một bức ảnh về Trái Đất chụp vào năm 1990 bởi Voyager 1 từ xa, cho thấy sự đối lập với không gian sâu thẳm. Theo yêu cầu của Carl Sagan, NASA điều khiển tàu không gian Voyager 1, vốn đã hoàn tất nhiệm vụ chính của mình và đang ra khỏi hệ mặt trời, quay và chụp một bức ảnh về Trái Đất giữa không gian rộng lớn. Sau đó, tên bức ảnh đã được sử dụng bởi Sagan trong tên cuốn sách năm 1994 của ông, Đốm Xanh Mờ: Tầm nhìn về tương lai loài người trong không gian. Năm 2001, bức ảnh đã được chọn bởi Space.com là một trong 10 tấm ảnh hàng đầu về khoa học.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 9.

    Hoạt động núi lửa trên bề mặt Io - một trong những mặt trăng của sao Mộc. Io là vệ tinh tự nhiên nằm phía trong cùng trong số bốn vệ tinh Galileo của sao Mộc và với đường kính 3.642 km, là vệ tinh lớn thứ tư bên trong hệ mặt trời. Nó được đặt theo tên Io, người nữ tư tế của Hera và sau đó trở thành tình nhân của thần Zeus.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 10.

    Hệ thống vành đai sao Hải Vương - gồm năm vành đai chính, được tàu không gian Voyager 2 khám phá vào năm 1989. Các vành đai được đặt theo tên của các nhà thiên văn đã có những đóng góp quan trọng cho công việc nghiên cứu hành tinh: Galle, Le Verrier, Lassell, Arago, và Adams.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 11.

    Sao Hải Vương, được tàu Voyager 2 nhìn thấy vào năm 1989. Ở đây, màu đỏ hoặc trắng có nghĩa là ánh sáng mặt trời đang đi qua bầu khí quyển giàu metan.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 12.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 13.

    Enceladus, một trong những mặt trăng của sao Thổ, được nhìn thấy bởi Voyager.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 14.

    Voyager 2 đã chụp được những hình ảnh này với màu sắc thực (trái) và màu giả (phải) của Sao Hải Vương vào năm 1986.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 15.

    Sao Thổ, ngày 16 tháng 11 năm 1980.

    Sau hơn 40 năm "phiêu bạt" ngoài không gian thì đây là thành quả gửi về từ tàu thăm dò vũ trụ Voyager - Ảnh 16.

    Sau năm 2030, hai "chị em" Voyager có thể sẽ mất liên lạc với Trái đất nhưng cả hai tàu thăm dò đều mang theo những bản ghi dữ liệu mạ vàng chứa đựng thông tin từ Trái đất - bao gồm 115 hình ảnh, lời chào bằng 55 ngôn ngữ khác nhau, âm thanh của gió, mưa, nhịp tim của con người và 90 phút âm nhạc.

    NASA phóng tàu Voyager 1 vào ngày 5/9/1977, 16 ngày sau khi phóng phiên bản song sinh của nó là tàu Voyager 2. Voyager 1 nghiên cứu sao Mộc và sao Thổ, trong khi Voyager 2 thăm dò sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Hiện nay, Voyager 1 và Voyager 2 đang ở cách Trái Đất lần lượt là 152 và 127 AU. Khác với Pioneer 10 và Pioneer 11 đã ngừng hoạt động cách đây vài năm, bộ đôi tàu Voyager vẫn còn tồn tại. Ở thời điểm hiện tại, các tàu Pioneer và Voyager đều không ở gần New Horizons. Tàu thăm dò gần nó nhất là tàu vũ trụ Juno của NASA.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ