Shopee khuyến cáo người bán không xâm phạm thông tin cá nhân người mua
(NLĐO) - Shopee Việt Nam cho biết từ ngày 24-7, sàn thương mại điện tử này sẽ giới hạn quyền truy cập thông tin người mua của người bán.
- Trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc: Rao bán 'sếp tồi', 'việc tệ' giá vài chục xu trên các sàn TMĐT để giải toả căng thẳng
- Bằng tính năng mới của Alibaba, vị thế doanh nghiệp Việt trên sàn TMĐT quốc tế sẽ nổi bật hơn bao giờ hết
- Nóng: Shopee vừa phải điều chỉnh hoạt động tại 1 quốc gia ĐNÁ do vi phạm liên quan tới Shopee Express
- Lý giải việc các sản phẩm của Apple, kể cả iPhone “biến mất” trên sàn TMĐT TikTok Shop
- Apple cho phép các chuỗi bán iPhone trên TikTok Shop nhưng phải đảm bảo điều kiện này
Theo thông tin từ Shopee Việt Nam, từ 24-7 tới đây, toàn bộ nhà bán hàng trên Shopee chỉ có thể truy cập được thông tin cơ bản (mã đơn hàng Shopee, mã sản phẩm, ngày mua,…) phục vụ cho mục đích giao hàng, đổi trả, hỗ trợ khách hàng. Trong trường hợp cần liên hệ với người mua, người bán có thể sử dụng kênh Shopee Chat.
Tuy nhiên, chính sách trên bị một số người bán than phiền rằng gây bất lợi cho họ rất nhiều, đồng thời sẽ tiếp tay cho hành vi trả hàng đã sử dụng và đòi hoàn tiền.
Trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 19-7, đại diện Shopee Việt Nam cho biết an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu trong dịch vụ của họ đối với người dùng.
Thực tế, chính sách này đã được áp dụng trước đó (1-2023) với một bộ phận nhà bán hàng trên sàn (trừ một số trường hợp kinh doanh hàng đặt trước, sản phẩm đặc thù, sản phẩm được yêu cầu bảo hành,...).
Vị đại diện sàn cho hay chính sách trên muốn nhắc nhở người bán về các chính sách hiện có khi xử lý thông tin người mua. Bất kỳ hành vi vi phạm chính sách này đều phải chịu hình thức kỷ luật nghiêm khắc, có thể bao gồm cả việc đình chỉ tài khoản hoặc thậm chí hủy tài khoản vĩnh viễn.
Với người bán, Shopee khẳng định tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người bán vận hành hiệu quả trên nền tảng với kênh thu thập thông tin để tăng cường bảo vệ quyền lợi của người bán.
Kênh này được giới thiệu để giảm thiểu các hành vi gian lận hoặc lạm dụng các chính sách bảo vệ người tiêu dùng như chính sách trả hàng hoàn tiền.
Thực tế ghi nhận thời gian qua đã xuất hiện nhiều tình trạng người bán hàng đưa hình ảnh, thông tin cá nhân của người mua hàng online có dấu hiệu bùng tiền, bùng hàng, trả hàng khi đã sử dụng lên mạng xã hội… Thậm chí, một số nhà bán hàng tạo các group riêng để bóc phốt, gọi khủng bố người mua.
Theo quy định của pháp luật, cho dù là bằng hình thức nào thì việc xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018.
Trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống (theo Khoản 2 Điều 155, Khoản 2 Điều 156 - Bộ luật Hình sự 2015); ngoài ra, còn bị xử phạt vi phạm hành chính (theo Điểm a Khoản 1 Điều 101 và Điểm e Khoản 3 Điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?