Số ca mắc COVID-19 trên cả nước ghi nhận đến ngày hôm qua chỉ còn 158 ca, giảm xuống mức thấp nhất trong gần 1 năm qua. Vậy ứng dụng PC-Covid đã đến lúc nên gỡ bỏ, hay có thể sử dụng theo hướng nào để tránh lãng phí?
- Moderna kiện Pfizer và BioNTech vì đánh cắp công nghệ vắc-xin Covid-19
- Tin tặc chào bán dữ liệu của 48,5 triệu người dùng ứng dụng COVID-19 tại Thượng Hải
- Có gì hay sau những cảnh quay của Everything Everywhere All at Once: Chỉ 5 người làm kỹ xảo, phải làm việc trong phòng ngủ vì dịch Covid
- Nở rộ liệu pháp chữa hậu COVID, có người bán nhà, tiêu cả tỷ đồng, tiền mất mà tật vẫn mang
- Đột phá: Tạo ra kháng thể COVID-19 từ trứng gà
Phóng viên Kênh VOV Giao thông đối thoại với ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam xung quanh nội dung này.
PV: Thưa ông, hiện nay số ca mắc Covid-19 đã giảm ở mức kỉ lục, theo ông, chúng ta có nên gỡ bỏ ứng dụng PC-Covid hay không?
Ông Vũ Hoàng Liên: Tôi nghĩ ứng dụng PC-COVID đang phục vụ dù chưa được như mong muốn, phạm vi có thể chưa rộng, số lượng người bị COVID hay liên quan đến ứng dụng này có giảm đi cũng không nên vì thế mà chúng ta vội vã bỏ đi.
Miễn là nó đang còn phục vụ được thì chúng ta vẫn nên dùng, vẫn nên tận dụng để phục vụ trong giới hạn, dù ít thì cũng không bao giờ nên bỏ.
PV: Vậy ứng dụng PC-COVID có thể được sử dụng để quản lý dịch bệnh nói chung hay quản lý các dữ liệu khác về dân cư (thay thế cho VNEID) mà Bộ Công an đang xây dựng hay không?
Ông Vũ Hoàng Liên: Nếu nói về mặt công nghệ có thể kế thừa ứng dụng PC-COVID hoặc một số ứng dụng phục vụ cho các tình huống dịch bệnh khác hoặc tình huống khác thường khác trong y tế.
Tuy nhiên, theo tôi nên thống nhất các ứng dụng có tầm cỡ quốc gia để phục vụ xã hội hiệu quả, không nên có quá nhiều ứng dụng. Đồng thời một ứng dụng phải có đầy đủ các chức năng, có đủ bề rộng và chiều sâu phục vụ cho nhiều mục tiêu khác nhau. Vì thế cần phải có một kế hoạch và chương trình, nếu ngay từ PC-COVID lên sẽ không đơn giản.
Liên quan đến định danh điện tử và cơ sở dữ liệu dân cư mà Bộ Công an đang làm, đó là gốc cho nhiều ứng dụng khác nhau. Ứng dụng cho phát triển y tế phải có sự liên kết với hệ thống định danh, xác thực cũng như dữ liệu dân cư của Bộ Công an.
PV: Vậy ứng dụng PC-COVID cần được kế thừa, sử dụng thế nào để tránh lãng phí?
Ông Vũ Hoàng Liên: Tôi nghĩ rằng PC-COVID chỉ là một trong các ứng dụng thời gian qua thôi, chúng ta cần nhìn nhận đến một ứng dụng phục vụ lĩnh vực y tế, cần phải kế thừa trong đó có kế thừa cả ứng dụng PC-COVIDvà nhiều ứng dụng khác.
Theo tôi, chúng ta phải nhìn vào mục tiêu và giới hạn mục tiêu, căn cứ vào mục tiêu đó phải có một kịch bản quốc gia, những tổ chức nào cần tham gia thực hiện. Khi đã rõ mục tiêu, kịch bản quốc gia, lúc đó mới có thể chia ra những yêu cầu, modun về ứng dụng công nghệ thông tin mà chúng ta cần phát triển.
Lúc đó mới đặt ra yêu cầu cho phát triển giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và sẽ phải đặt hàng ai, phát triển cái gì và tích hợp lại với nhau thế nào, nguồn lực để thực hiện ra sao…?
Một loạt vấn đề đó phải cùng nhau đặt ra trong chương trình thì kết quả mục tiêu chúng ta mới đạt được.
PV: Xin cảm ơn ông./.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming