Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người?

    Đức Khương,  

    Loài người mới chỉ xuất hiện trên Trái Đất vài trăm nghìn năm nhưng chúng ta lại sở hữu một trí tuệ rất ưu việt, thế nhưng tại sao khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không hề tiến hóa để sở hữu được trí tuệ như chúng ta?

    Khủng long xuất hiện vào cuối kỷ Trias và thống trị Trái Đất như những loài động vật lớn và linh hoạt trong 165 triệu năm. Nếu không có sự tuyệt chủng hàng loạt của chúng thì có lẽ loài người đã không có cơ hội xuất hiện trên Trái Đất này. Và chắc hẳn sẽ có rất nhiều người đã tự đặt ra câu hỏi: Tại sao tồn tại trong vòng hơn một trăm triệu năm, loài khủng long không sinh ra trí tuệ? Khoảng cách quyết định giữa khủng long và động vật có vú là gì?

    Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 1.

    Kể từ sau sự kiện tuyệt chủng Tam Điệp-Jura (201,3 triệu năm trước), khủng long trở thành nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt qua kỷ Jura cho đến cuối kỷ Phấn Trắng, khi sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Cổ Cận (66 triệu năm trước) diễn ra làm tuyệt chủng hầu hết các nhóm khủng long và 3/4 các loài động vật, thực vật trên Trái Đất, đánh dấu kết thúc Đại Trung Sinh và bắt đầu Đại Tân Sinh. Các ghi nhận hóa thạch cho thấy chim là khủng long có lông vũ, tiến hóa từ khủng long chân thú vào thế Jura muộn. Do đó, chim là hậu duệ duy nhất còn sót lại ngày nay của khủng long. Khủng long vì thế có thể được chia thành khủng long phi điểu - tất cả các loại khủng long khác chim, và chim.

    Trước hết, chúng ta phải làm rõ một câu hỏi - mục tiêu cuối cùng của sự sống và tiền hóa có phải là trí tuệ hay không?

    Không, bản thân sự sống vốn không có mục tiêu, nhưng nếu cố nói một cách gượng ép thì có thể nói rằng mục tiêu của sự sống là tiếp tục sống và sinh sôi nảy nở. Và làm thế nào để đạt được mục tiêu này thì dường như nó là một sự ngẫu nhiên giống như việc các loài động vật tiến hóa để có thể phù hợp với môi trường sống, loài nào tiến hóa phù hợp thì tiếp tục tồn tại, còn không thì sẽ chịu số phận tuyệt chủng.

    Nếu như chúng ta tính tổng trọng lượng của sự sống trên Trái Đất thì 80% khối lượng này đến từ những loài thực vật và con người chỉ chiếm 0,01% trong số đó. Từ góc độ số lượng của loài, chắc chắn vi sinh vật chiếm ưu thế tuyệt đối, chúng ta không bao giờ biết có bao nhiêu loại vi sinh vật sống trên Trái Đất bởi một người có 30 nghìn tỷ tế bào, nhưng có 39 nghìn tỷ vi sinh vật trong cơ thể.

    Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 2.

    Vậy tại sao con người lại trở thành loài có khả năng thách thức thiên nhiên cao nhất trong lịch sử Trái Đất?

    Đây có lẽ là sự ngẫu nhiên của tiến hóa giúp cho chúng ta có được trí tuệ ưu việt. Trên thực tế tiến hóa sẽ chẳng theo một quy luật nào bởi có rất nhiều loài trong tự nhiên tiến hóa không tuân theo những quy luật mà chúng ta vẫn đề ra, có loài đã tiến hóa để rồi "vứt bỏ" đôi mắt mà tổ tiên của chúng phải qua rất nhiều giai tiến hóa để có được, có loài "vứt bỏ" tứ chi và mắt để rồi lại tiến hóa để có được chúng. Có những loài tiến hóa để thích nghi với cuộc sống trên cạn để rồi lại tiếp tục tiến hóa để quay trở về mặt nước...

    Vì vậy, sự phát triển của trí thông minh chỉ là một trong nhiều con đường của sự tiến hóa, bản thân nó không có gì đặc biệt bởi nhiều loài động vật cũng có trí thông minh, và trí thông minh quả thực là một trong những ưu thế để có thể thích nghi với môi trường sống. Nhưng trên thực tế, thực vật và vi khuẩn hoàn toàn không có não những vẫn tồn tại và phát triển với số lượng và trọng lượng lớn hơn con người rất nhiều, vì vậy theo quan điểm này, trí thông minh không nhất thiết quan trọng cho sự tồn tại. Nhưng đối với các loài động vật lớn thì trí thông minh lại là một ưu điểm cho sự tồn tại bởi kích thước lớn đồng nghĩa với tuổi thọ được kéo dài và mức độ tiêu thụ năng lượng cũng lớn hơn.

    Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 3.

    Để có thể phát triển được trí thông minh thì kích thước não so với tỷ lệ cơ thể cũng phải phát triển, và điều đó đồng nghĩa với việc phải cung cấp một lượng protein lớn trong khẩu phần ăn. Vì vậy hầu hết các loài động vật ăn cỏ sẽ không có cơ hội để tiến hóa theo hướng này, thay vào đó là các loài động vật ăn thịt và ăn tạp.

    Nhưng trên thực tế, đối với động vật ăn thịt, trí thông minh không phải là một lựa chọn đặc biệt hiệu quả. Ngay cả khi con người chúng ta đã trời thành loài thống trị trái đất, thế nhưng khi phải đối mặt với những loài thú ăn thịt bằng tay không thì phần trăm chiến thắng của chúng ta gần như là không thể.

    Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 4.

    Hơn nữa, trí thông minh là một chỉ số sinh lý của sự đầu tư siêu cao về năng lượng, sau khi đạt đến một mức độ nhất định, việc tiêu hao năng lượng quá mức của bộ não sẽ kéo theo khả năng cạnh tranh sinh tồn của bạn giảm xuống. Trên thực tế bộ não của con người chỉ chiếm 2% cơ thể nhưng lại tiêu thụ 25% tổng năng lượng. Mức độ tiêu thụ năng lượng này dường như là một hằng số và hầu như không giảm xuống ngay cả khi chúng ta đi ngủ. Vì vậy, đối với loài ăn thịt, trí thông minh của chúng dường như không cần phải quá ưu việt bởi chúng chỉ cần thông minh hơn loài ăn cỏ và tiến hóa để phát triển thể hình, tốc độ và sức mạnh.

    Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 5.

    Điều này cũng đúng đối với khủng long, khủng long ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn có thể có trí thông minh tương đối cao, có thể sánh ngang với hổ và sư tử hoặc thông minh hơn nữa, nhưng chúng hoàn toàn không có cơ hội tiến hóa để có thể thông minh được như con người.

    Hơn nữa các loài ăn thịt lớn sẽ đi vào ngõ cụt của quá trình tiến hóa, sự phụ thuộc của chúng vào móng vuốt và sức mạnh thể lực đã trở thành lối mòn trong tiến hóa. Ngoài ra, động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt dường như tham gia vào một cuộc "chạy đua vũ trang" để có thể sinh tồn, ví dụ như báo Cheetah và linh dương trên đồng cỏ, chúng luôn săn đuổi nhau trên đồng cỏ, con nào chạy chậm hơn thì sẽ có khả năng sinh tồn thấp hơn, bởi vậy cả hai loài này đều cố gắng tiến hóa để đạt được mục tiêu phát triển tốc độ và không tiếp tục phát triển về trí tuệ.

    Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 6.

    Hay một ví dụ khác được coi là điển hình nhất của cuộc “chạy đua vũ trang” không có hồi kết này là hổ răng kiếm và voi răng mấu. Cặp răng khổng lồ của chúng có thể đã tiến hóa để chọc thủng động mạch của voi răng mấu. Thế nhưng vớt sự xuất hiện của con người và thay đổi khí hậu, voi ma mút và voi răng mấu đã tuyệt chủng, kéo theo đó là sự tuyệt chủng của hổ răng kiếm bởi cấu tạo sinh lý của chúng không phù hợp để có thể phát triển trí tuệ hay săn đuổi những loài vật khác.

    Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 7.

    Bởi vậy có thể thấy cơ hội tiến hóa để có được trí tuệ lúc này thuộc về các loài ăn tạp, vậy cần đáp ứng những điều kiện gì để tiến hóa theo hướng thông minh?

    Có lẽ điều đầu tiên đó là cơ thể phát phát triển để có kích thước đủ lớn ở một mức độ nhất định, hoạt động theo nhóm và có khả năng hoàn thành các chuyển động phức tạp.

    Đối với các loài đáp ứng các điều kiện này, sức mạnh của nhóm thay thế nhu cầu của sức mạch đơn lẻ từ đó không cần phải quá tập trung tiến vào sức mạnh của móng vuột như các loài ăn thịt. Vì vậy não sẽ tiếp tục phát triển dưới áp lực của nhu cầu hợp tác xã hội, chẳng hạn như những loài họ hàng xa đã tuyệt chủng của chúng ta, chúng đã phát triển để có một bộ não lớn và có thể sử dụng lửa từ 500.000 năm trước đến 300.000 năm trước, khác xa với các loài động vật khác.

    Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 8.

    Con người chúng ta là loài may mắn nhất trong số đó, vì những đột biến nào đó chưa rõ ràng, chúng ta đã bước vào sự bùng nổ của việc phát triển trí tuệ sớm hơn những người họ hàng thân thiết này. Vì vậy, nguyên nhân cơ bản khiến khủng long không tiến hóa được trí thông minh có thể là do không có loài phù hợp đáp ứng được các điều kiện trên. Tuy nhiên việc có được những điều kiện này hoàn toàn là ngẫu nhiên, nếu khủng long được cho thời gian và không giới hạn để tồn tại thì cũng có thể những loài có các điều kiện trên sẽ xuất hiện trong số chúng và tiến hóa để có được trí tuệ ưu việt.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ