Tại sao ta chỉ dùng "tick tock" mà không bao giờ dùng "tock tick"

    Dink,  

    Hip-hop, Chit-Chat, Kit-Kat.

    Cảnh báo: Bài viết chứa rất nhiều dấu " ". Do tính chất của bài nói tới hai loại ngôn ngữ khác nhau, việc dùng nhiều " " là không thể tránh khỏi, xin bạn đọc "lượng thứ".

    Trong tiếng Anh (và cả một vài ví dụ tiếng Việt nữa), có một vài câu nghe rất ư thuận tai, như tick tock – tích tắc là tiếng đồng hồ kêu, hay “chat chit” nghe xuôi hơn hẳn “chit chat”. Có một ví dụ như thế này: Ta chẳng bao giờ ngồi chơi “bàn bóng – pong ping” trong khi nghe nhạc “hop hip”, ăn một thanh “Kat Kit” và một lúc sau ngồi xem phim Kong King.

    Chẳng lẽ đó là một quy luật nào đó mà bây giờ ta mới giật mình nhận ra? Chẳng hay đó có phải là ta đã nói quá lâu, quá quen với nó nên giờ mới thấy chối tai không? Theo như nhà văn Mark Forsyth, thì điều đó xảy ra dựa theo một quy luật nhất định của ngôn ngữ. Trong một bài báo Forsyth viết được đăng trên BBC, thì đó là “quy luật láy biến âm sắc”, quy định cách chúng ta sắp xếp từ ngữ.

    Định nghĩa việc láy âm trong ngôn ngữ học là khi ta lặp một từ lại, đôi khi là nói thêm những âm phụ cho dễ nghe (như lovey-dovey – ý nói những hành động, cử chỉ mà hai người đang yêu sẽ dành cho nhau; fuddy-duddy – một người có phong cách thời trang cũ kĩ, sống theo kiểu cũ, bảo thủ; nitty-gritty – một thứ gì đó quan trọng của một chủ thể) hay thay đổi cả nguyên âm của từ gốc: như bish-bash-bosh, ding-dang-dong”, Mark Forsyth, cũng là tác giả của cuốn Các Nguyên tố của Tài hùng biện, chia sẻ.

    Nếu như có ba từ thì thứ tự của chúng sẽ là là I – A – O. Nếu như có hai từ thì chữ đầu tiên mà là I thì hai chữ sau sẽ hoặc là A hoặc là O”, anh Forsyth bổ sung. (Ba chữ cái I – A – O sẽ đọc là “oai”, ây và “âu”). Một khi người Anh dùng từ lặp, thì thứ tự các nguyên âm sẽ luôn là I - A - O.

    Ví dụ như mish-mash – một đống hỗn độn và hay gây lú lẫn, dilly-dally – đi loanh quanh vô định, shilly-shally – không quyết đoán. Có thể lấy ngay ví dụ là tick-tack, hoặc tick-tock và tick-tack-tock.

    Nhưng đó vẫn không phải tất cả. Trong tiếng Anh cũng còn có một luật nổi tiếng khác mà nhiều người quên mất, đó là thứ tự của tính từ. Điều này cũng được dạy trên lớp tiếng Anh đó, bạn nhớ không? Đây là một trong một số luật người Anh biết, nhưng không biết là chúng ta cũng biết.

    Tính từ trong tiếng Anh bắt buộc phải đi theo luật lệ này: ý kiến - kích cỡ - tuổi tác – hình dáng – màu sắc – nguồn gốc – vật liệu – mới tới danh từ”, Forsyth viết. Có một trường hợp này, đó là “Big Bad Wolf – Con sói TO LỚN và XẤU XA”, lại có “kích cỡ” đứng trước “ý kiến” nhưng nó lại tuân theo quy luật “I” trước “A”, và bạn cũng thấy rằng Bad Big Wolf nghe trái tai hẳn.

    Anh Ngữ cũng phức tạp phết chứ chẳng đùa, nhưng thế cũng đủ dễ để quốc gia nào cũng có thể dùng rồi.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ