So với những chú chó ngốc nghếch thì loài mèo được xem là loài vật kiêu chảnh hơn, lười biến hơn và cũng độc lập hơn. Mặc dù mèo là một trong những loài vật nuôi phổ biến nhất, nhưng trong số đó cũng có những loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng vì số lượng quá ít hoặc quá khó để nhân giống, và dưới đây là những loài mèo đang nằm trong danh sách quý hiếm này.
- Morbius: Những điều chỉ những người hâm mộ truyện tranh mới biết về Loxias Crown
- Nuôi hổ và sư tử ở trong nhà là trải nghiệm như thế nào?
- The Witcher: Những điều thú vị nhất trong đoạn giới thiệu mới, theo Reddit
- Có biệt danh là "đảo mù màu", đây là nơi sinh sống của 250 cư dân và 10% trong số đó hoàn toàn bị mù màu
- Câu chuyện ít người biết về "Hoàng đế của Hoa Kỳ" vào năm 1859 và thậm chí người đàn ông này còn phát hành tiền tệ của riêng mình
Mèo sói Lykoi
Mèo Lykoi hay còn gọi là mèo sói là một giống mèo nhà lông ngắn có nguồn gốc ở Mỹ tại Vonore, bang Tennessee. Đây là giống mèo độc đáo mang khuôn mặt của sói và hành động như chó. Giống mèo Lykoi khác biệt với những loài mèo khác không chỉ bởi bộ lông đặc biệt mà còn bởi tính cách như họ nhà chó của mình.
Tên của loài mèo này là Lykoi, xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là mèo sói (wolf cat) hoặc mèo người sói, chúng có lông màu xám lốm đốm và con ngươi to màu vàng kim. Hiện tại chỉ có khoảng 40 cá thể mèo sói trên toàn thế giới, bởi vậy chúng được coi là loài mèo cực kỳ quý hiếm.
Mèo Manul
Mèo Manul hay mèo Pallas là một loài mèo hoang nhỏ có nguồn gốc từ đồng cỏ và cây bụi trên núi ở Kavkaz, Hindu Kush, một phần của dãy Himalaya, Cao nguyên Tây Tạng, Thiên Sơn và dãy núi Nam Siberia. Với bộ lông dài và rậm, nó thích nghi tốt với khí hậu lục địa lạnh giá ở khu vực ít mưa và trải qua nhiều nhiệt độ.
Loài mèo này có tên khoa học là Otocolobus manul, và được mệnh danh là một trong những loài mèo hung dữ nhất thế giới, chúng sống ở độ cao hơn 5.000 m so với mực nước biển. Loài mèo này có một thân hình rắn chắc và hàm răng dài, nhọn. Những con trưởng thành có khuôn mặt rất "đáng sợ", tuy nhiên, số lượng hiện tại của loài này bên ngoài môi trường tự nhiên còn rất ít và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã liệt mèo Pallas vào danh sách loài sắp bị tuyệt chủng.
Linh miêu tai đen
Linh miêu tai đen hay còn gọi là mãn rừng, là một loài mèo rừng có kích thước trung bình khoảng 1 m chiều dài. Linh miêu tai đen thỉnh thoảng được gọi là linh miêu sa mạc hoặc linh miêu Châu Phi, linh miêu Ba Tư; nhưng đây không phải thành viên thuộc chi Lynx.
Linh miêu tai đen hay còn có tên khác là mèo Caracal (tên khoa học Latinh: Caracal caracal), đặc điểm nổi tiếng nhất của chúng là đôi tai đen dài và dày. Mèo caracal có kích thước trung bình, và cũng là loài nặng nhất, chạy nhanh nhất trong họ nhà mèo nhỏ, dù được gọi là linh miêu nhưng chúng lại không phải là một loài thuộc chi linh miêu (Lynx). Nó được biết đến nhiều nhất với kỹ năng bắt chim, đặc biệt có thể dễ dàng bắt được chim khi chúng bắt đầu hạ cánh hoặc cất cánh. Hiện nay, mèo Caracal đang trên đà tuyệt chủng.
Mèo hoang mạc
Mèo núi Trung Hoa, còn gọi là mèo rừng Trung Hoa hay mèo xá lị là một loài mèo đặc hữu miền tây Trung Quốc. Nó được IUCN xem là loài dễ thương tổn từ năm 2002, do số lượng cá thể sinh sản ít hơn 10.000 con.
Chúng có tên khoa học là Felis bieti, hay còn được gọi là linh miêu cỏ, mèo núi Trung Hoa và đây cũng là loài đặc hữu của Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía tây bắc. Chúng không sợ thời tiết khắc nghiệt và sống ở những hoang mạc, ven rừng, bụi rậm và đồng cỏ núi cao. Hiện nay, mèo hoang mạc đã được xếp vào danh sách động vật quý hiếm được bảo vệ cấp quốc gia của Trung Quốc và được đưa vào “Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp”.
Mèo chân đen
Mèo chân đen là một loài mèo nhỏ thuộc Chi Mèo trong họ Mèo. Chúng là loài mèo hoang nhỏ nhất, và cũng là một trong những loài động vật ăn thịt ít được nghiên cứu nhất ở Châu Phi. Chúng được liệt vào danh sách loài dễ bị tổn thương bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế từ năm 2002.
Chúng có tên khoa học là Felis nigripes, và được đặt tên từ những mảng màu đen trên lòng bàn chân của chúng, là loài đặc hữu của miền nam Châu Phi và chỉ sống trong môi trường sống đồng cỏ, savan khô cằn, bụi rậm và bán sa mạc. Môi trường sống của mèo chân đen vốn đã khan hiếm, thì nay lại còn đang bị thu hẹp dần, chúng không chỉ phải đối mặt với các mối đe dọa trong môi trường tự nhiên mà còn đối mặt với nạn săn bắt và giết hại của con người.
Mèo cây Châu Mỹ
Mèo cây Châu Mỹ, mèo rừng Châu Mỹ hay beo chồn là một loài mèo hoang có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Phạm vi phân bố của loài này kéo dài từ trung tâm Argentina ở phía nam đến biên giới Hoa Kỳ - Mexico ở phía bắc, qua Trung và Nam Mỹ ở phía đông dãy Andes. Mèo cây Châu Mỹ là một loài mèo có thân hình mảnh mai cỡ trung bình.
Đây là loài mèo đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và có thân hình vô cùng kỳ dị bởi chúng vừa giống mèo vừa giống chồn và có lẽ tổ tiên của chúng là một loài chuyển tiếp giữa tổ tiên chung của các loài thuộc họ chó, mèo và chồn.
Mèo gấm Ocelot
Mèo gấm Ocelot là một loài mèo hoang có nguồn gốc từ Tây Nam Hoa Kỳ, Mexico, Trung và Nam Mỹ, cũng như các đảo Trinidad và Margarita thuộc vùng Caribe. Là một loài mèo có kích thước trung bình, nó có đặc trưng là những đốm và vệt đen đặc trên lông, tai tròn, cổ và phần dưới màu trắng.
Chúng có tên khoa học là Leopardus pardalis và có khoảng 10 phân loài phụ, chúng phân bố chủ yếu ở Châu Mỹ. Do môi trường sống liên tục bị phá hủy và con người săn bắt chúng để lấy da, do đó loài này đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Ngay từ năm 2008, chúng đã được đưa vào sách đỏ của "Liên minh Bảo tồn Thế giới" và là một trong những loài có nguy có bị tuyệt chủng.
Mèo cá
Mèo cá là một loài mèo hoang cỡ vừa thuộc chi Prionailurus trong họ Mèo. Mèo cá phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Năm 2008, IUCN xếp loài này vào nhóm loài bị đe dọa do chúng chỉ tập trung phân bố chủ yếu ở khu vực ngập nước. Loài này được mô tả bởi Bennett vào năm 1833.
Giống như tên của nó, con mồi chính của loài này là cá và nó cũng săn các sinh vật sống dưới nước khác, bao gồm ếch, tôm hùm, cua, động vật giáp xác, v.v. Mèo cá chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á. Do các vùng đất ngập nước nơi mèo cá sinh sống ở Đông Nam Á ngày càng giảm dần, cũng như vấn nạn "thịt thú rừng" và theo đó chúng cũng dần tuyệt chủng.
Mèo Serval
Trong điều kiện nuôi nhốt loài này rất khó sinh sản, và đặc biệt nếu lai tạo với mèo nhà thì con lai của chúng hầu hết đều gặp tình trạng vô sinh ở con đực và phải giao phối chéo để có thể tạo ra hậu duệ.
Chúng có tên khoa học là Leptailurus serval và có hình dạng như một con báo săn thu nhỏ, loài này chủ yếu sinh sống ở thảo nguyên, phân bố ở tây, trung và đông Châu Phi. Loài này cũng có thể được nuôi dưỡng trong nhà như một con mèo bình thường, chỉ có điều là chúng to lớn và hung dữ hơn rất nhiều. Đặc biệt đây cũng là loài được con người dùng để lai tạo ra nhiều loài mèo khác để con người nuôi dưỡng, nổi tiếng nhất là mèo Savannah, một trong những loài mèo to lớn nhất. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, do bị khai thác quá mức cũng như ảnh hưởng từ môi trường mà loài này đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng.
Kim miêu
Kim miêu hay beo vàng Châu Á, là 1 loài động vật ăn thịt thuộc họ Mèo có kích thước trung bình cân nặng 12 đến 16 kg, chủ yếu sống hoang dã. Trong điều kiện nuôi nhốt, loài này có thể sống tới 20 năm, nhưng tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên thì có lẽ ngắn hơn nhiều.
Tên khoa học của loài này là Catopuma temminckii, phân bố chủ yếu ở các khu vực rộng lớn ở phía đông và nam Châu Á. Nó chủ yếu ăn chuột, thỏ, chim và hươu nhỏ. Trong một thời gian dài, do không còn ai nhìn thấy loài mèo này trong thế giới tự nhiên nên nó đã từng bị coi là tuyệt chủng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI