Trung Quốc tuyên bố thành công trong việc theo dõi não bộ của công nhân viên để tăng hiệu quả làm việc và lợi nhuận thu được

    Dink,  

    Một dự án do chính chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.

    Tại một nhà máy đặt tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, một hàng dài những công nhân đang đội trên đầu những thiết bị đọc não bộ. Những cái mũ ấy sẽ đọc cảm xúc người công nhân, sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo để "phát hiện những cung bậc cảm xúc bất thường như phiền muộn, lo lắng hay giận dữ". Đó là những gì mà tờ South China Morning Post đưa tin.

    Nhà máy Điện tử Zhongheng Hàng Châu là một trong nhiều công ty tại Trung Quốc sử dụng công nghệ được chính chính phủ tài trợ, cho phép theo dõi hoạt động não bộ của công nhân viên trong khi họ đang làm việc.

    Trung Quốc tuyên bố thành công trong việc theo dõi não bộ của công nhân viên để tăng hiệu quả làm việc và lợi nhuận thu được - Ảnh 1.

    Theo như MIT Technology Review nhấn mạnh, thì câu chuyện này vẫn có những điều chưa thực sự rõ ràng: việc sử dụng điện não đồ gắn ngoài da để biết được cảm xúc chính xác của người đang được theo dõi vẫn còn chưa rõ là đúng hay không, có một tỷ lệ rất nhỏ rằng có một công ty thu thập đủ thông tin não bộ của công nhân để tạo nên lợi nhuận hàng triệu USD.

    Đã có phát ngôn viên của một công ty điện lực nói thế này:

    "Công nghệ này cũng đang được sử dụng tại Hàng Châu, cụ thể là tại Công ty Năng lượng Điện Zhejiang, tại đó công nghệ này đã tăng lợi nhuận của công ty lên tới 315 triệu USD kể từ khi họ áp dụng nó hồi năm 2014. Đây là số liệu được đưa ra bởi Cheng Jingzhou, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi chương trình giám sát cảm xúc của công ty".

    Nhưng công nghệ này chẳng phải là bất khả thi. Trong cái khoảng thời gian smartwatch thịnh hành, đã có startup có tên BetterWorks mong muốn tạo ra một ứng dụng smartwatch cho phép người quản lý có thể theo dõi năng suất của nhân viên.

    Tháng Hai vừa rồi, trang tin GeekWire phát hiện ra một bằng sáng chế thuộc Amazon về một thiết bị đeo cổ tay cho phép nhân viên quản lý kho theo dõi được vị trí nhân viên, gửi được tín hiệu giữa các thiết bị.

    Trung Quốc tuyên bố thành công trong việc theo dõi não bộ của công nhân viên để tăng hiệu quả làm việc và lợi nhuận thu được - Ảnh 2.

    "Loại công nghệ theo dõi thâm nhập quá sâu vào cuộc sống người dùng như đã được mô tả trên tờ báo Trung Quốc kia có lẽ sẽ gây ra nhiều thiệt hại về tinh thần hơn là cải thiện công việc, bởi nó làm xói mòn quyền tự quản của người công nhân cũng như bào mòn phẩm giá của từng người", Natasha Duarte, nhà phân tích chính sách tại Trung tâm Dân chủ và Công nghệ nói với trang báo Motherboard.

    Cô Duarte nói thêm rằng đây là một phần của xu hướng "tôn sùng dữ liệu và việc phân tích dữ liệu" nhằm cải thiện cuộc sống của chúng ta, cụ thể là trong khía cạnh tăng năng suất làm việc. Vấn đề của xu hướng này nằm ở việc sẽ luôn có sự mất cân đối sức mạnh giữa người thiết kế nên những thiết bị trên, và những người thực sự làm việc dưới sự theo dõi ấy.

    Trung Quốc tuyên bố thành công trong việc theo dõi não bộ của công nhân viên để tăng hiệu quả làm việc và lợi nhuận thu được - Ảnh 3.
    Trung Quốc tuyên bố thành công trong việc theo dõi não bộ của công nhân viên để tăng hiệu quả làm việc và lợi nhuận thu được - Ảnh 4.

    Thiết bị theo dõi não bộ gắn vào mũ người lái tàu. Ảnh từ South China Morning Post.

    "Những chương trình phân tích dữ liệu này thường nhắm tới bộ phân dân cư sử dụng các dịch vụ xã hội, sinh viên, nhân viên, những người nằm dưới sự cai quản của các cơ quan hành pháp và hệ thống luật pháp; những hệ thống này sẽ chẳng bao giờ được thiết kế hay được đánh giá bởi những nhóm người được nhắm tới kia", cô Duarte nói.

    Và cô kết luận lại rằng: "Việc phân tích dữ liệu không nên thay thế những chính sách có tâm đã làm nên được những không gian làm việc hiệu quả".

    Rõ ràng thoạt đầu, chương trình này nghe có vẻ sẽ tăng được năng suất công nhân, và theo một cách nào đó còn cho thấy sự quan tâm của người quản lý tới với từng cá nhân nhân viên. Nhưng thực tế, khi làm việc dưới sự giám sát liên tục như vậy, người lao động có thực sự cảm thấy thoải mái?

    Có thể cô Natasha Duarte đã đúng khi đưa ra kết luận trên.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ