Nhân vật chính với lấy cái điện thoại. Trong nỗi sợ hãi, họ vội vã thực hiện cuộc gọi cầu cứu. Trong nỗi thất vọng cùng cực, họ nhìn thấy dòng chữ: Pin yếu.
- Trung Quốc: iPhone 6 xì khói, bốc lửa, bửa đôi trong ô tô sau khi thay pin hàng chợ
- Chargerito: Thiết bị sạc siêu nhỏ cứu nguy smartphone hết pin vào đúng những lúc quan trọng
- Nhà cháy trụi bởi món đồ chơi đang sạc pin, 5 mẹ con thành người vô gia cư chỉ sau vài giờ
- Không phải mang theo sạc dự phòng, dân phượt chỉ cần bỏ túi đèn pin mini này là đã đủ dùng lúc nguy cấp
- Tôi đã tìm ra cách làm việc hiệu quả nhìn từ phương pháp sạc pin điện thoại như thế nào?
Đến khoảng giữa bộ phim kinh dị đầu tay mang tên Get Out của Jordan Peele, cậu nhân vật chính Chris Washington đang không biết làm cách nào để thoát khỏi tình cảnh hiện tại. Với tư cách là một cậu chàng da màu tới nhà người yêu, cậu không chắc rằng mình được chào đón, cậu cố gắng hành xử cho đúng mực, để không bị "bố mẹ vợ tương lai" đánh giá.
Cậu bỏ qua những thứ đôi phần quái dị hiện hữu trong khuôn viên ngôi nhà nằm ở ngoại thành: có một ông thợ làm vườn cứ nửa đêm là lại chạy quanh sân, có một cô quản gia cứ giữ một nụ cười cứng đơ, đáng sợ trên khuôn mặt. Nhưng anh cứ đau đáu trong lòng một điều khó hiểu là ai đó liên tục rút sạc điện thoại của anh ra.
Câu chuyện xoay quanh cái điện thoại và cái sạc cũng phản ánh phần nhiều chính bản thân Chris hiện hữu trong Get Out: có ai đó liên tục kiểm soát anh thông qua cái sạc pin, nhưng anh không thể đưa ra bằng chứng rằng họ đang cố tình làm thế. Ngay cả khi mang điều này ra nói với cô người yêu, người duy nhất hiểu anh trong ngôi nhà đó, anh cũng cảm thấy không thoải mái.
Rõ ràng là Chris không biết mình đang sống trong một bộ phim kinh dị. Anh mà biết được điều đó thì việc có người ngăn anh sạc pin đã chẳng khó hiểu vậy. "Hết pin" đang đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của phim kinh dị, đó là cách các biên kịch, đạo diễn tách biệt nhân vật chính khỏi thế giới. Vài thập kỉ trước, cảm giác này đến tự nhiên hơn nhiều.
Ngày trước, bối cảnh của bộ phim kinh dị sẽ là một vùng ngoài ô nào đó xa khu dân cư đông đúc, nhân vật sẽ kẹt tại đó một mình hoặc với một nhóm người nhỏ nào đó. Những bộ phim kinh điển như Psycho của năm 1960, The Texas Chain Saw Massacre của 1974, The Shining của 1980 đều đưa nhân vật chính tới những ngôi nhà nơi hẻo lánh. Họ không kết nối được với đường điện thoại, không có cách gì liên lạc với thế giới bên ngoài.
Nhưng vào thời điểm hiện tại, tới 75% người dân Mỹ sở hữu smartphone (số liệu từ comscore) và 95% người dân có sử dụng điện thoại di động (số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Pew), chắc chắn người ta sẽ nhấc điện thoại gọi ngay tới số khẩn cấp khi thấy một kẻ điên cầm cưa máy vung lung tung.
"Không dùng được điện thoại" không chỉ đơn giản là cắt liên lạc của người dùng khỏi các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, mà còn cắt đường liên lạc nói chung, cắt kết nối duy nhất của con người chúng ta với thế giới bên ngoài. Lợi dụng cái lý lẽ này, một kẻ sát nhân trong phim kinh dị sẽ phải lột được điện thoại của nhân vật chính trước khi tước đi mạng sống của họ. Nó dần không còn là một tình huống dễ đoán trong phim, mà lại trở thành thứ để khán giả có thể đồng cảm.
Người ta khó có thể tin nổi một nhóm bạn trẻ đang cố gắng chạy trốn một con quái vật khổng lồ đang tàn phá thành phố New York trong phim Cloverfield, nhưng lại gật gù cảm thông khi thấy có người rời bữa tiệc với cái điện thoại hết pin trên tay, cố gắng thực hiện một cuộc gọi sau cuối.
Vậy nên những khoảnh khắc "không tín hiệu" hay "hết pin điện thoại" xuất hiện liên tục trong các bộ phim kinh dị hiện đại. Cho dù là có thế lực siêu nhiên chặn sóng hay chỉ đơn giản là một máy phá sóng điện thoại, thì cái cục gạch nhân vật chính cầm trên tay chỉ còn có ích cho 2 việc duy nhất: hoặc là cầm ném kẻ sát nhân, hoặc đột ngột có lại sóng vào lúc họ đang lẩn trốn trong im lặng.
Có một vài cách cô lập nhân vật chính khác: họ sẽ đánh rơi điện thoại vào nước, vào chỗ này chỗ khác khi đang trốn chạy, từ trên cao rơi xuống hỏng, phản diện phá điện thoại/thu điện thoại của họ. Nhưng "ối giời ơi không có sóng" vẫn là thứ tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất, và tới khi khán giả chán nó quá rồi, người ta chuyển sang hết pin.
Anh chàng nhân vật chính của Cloverfield phải đạp tung cửa của hàng bán đồ điện tử để kiếm pin điện thoại. Trong The Strangers, kẻ ác trộm điện thoại để tháo pin ra, rồi để máy vào chỗ cũ. Trong Jeepers Creepers, nhân vật chính đau đớn xác nhận máy hết pin và thiết bị sạc của xe không hoạt động.
Đôi khi việc hết pin còn đến dưới dạng … siêu nhiên. Cô nhân vật chính của Drag Me to Hell đã bị ma quỷ gì đó hút cạn cả pin điện thoại. Nghe hơi nực cười, nhưng mà đã mất công giả tưởng rồi thì làm cho trót.
Chẳng mấy khi chúng ta, những người sống trong thế giới thực, đối mặt với những tình huống hết pin của phim kinh dị. Nhưng ta vẫn đồng cảm với cảm giác ấy nhiều lắm. Đó là lý do cả nhà phát triển điện thoại và khách hàng mua smartphone đều muốn những thứ pin "trâu" hơn, trước là để dùng lâu hơn và sau là để tránh gặp tình huống phim kinh dị đúng lúc hết pin.
Vậy nên, mỗi khi cô gái tóc vàng trong phim kinh dị nhìn xuống cái điện thoại hiện màn hình đen ngòm, các nhà làm phim không chỉ lợi dụng một trong những yếu tố hay thấy nhất trong phim kinh dị, mà còn đánh cả vào tâm lý người xem. Họ dùng cảm hứng từ chính nỗi lo hết pin rất đời thường: đi du lịch mà hết pin, đi về quê xa mà hết pin, đi công tác lâu mà hết pin.
Lại nói về đoạn mở đầu của bài viết: cảnh tượng anh Chris liên tục thấy điện thoại mình bị rút sạc rất nhỏ thôi, rất đơn giản thôi mà lại nói ra một câu chuyện dài, rõ ràng có ai đó ngăn cản anh liên lạc với những người mà anh tin tưởng. Suy rộng ra, ta dùng điện thoại là để cập nhật thông tin của bạn bè, "tại vì bạn bè mình ai cũng dùng mạng xã hội nên mình phải dùng để còn biết tin về họ", nên việc hết pin – mất công cụ liên lạc với bạn bè, cũng sẽ đồng nghĩa với việc bị cô lập.
Gần đây những bộ phim về mối nguy hiểm của việc luôn luôn kết nối với thế giới trực tuyến đầy người lạ, việc hết pin có lẽ sẽ có một vai trò khác trong phim kinh dị của tương lai: người ta sẽ cảm thấy an toàn khi được cô lập khỏi những thứ đáng sợ lẩn khuất đâu đây.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming