Ức chế vì phải ở nhà tránh dịch, nhân viên vận hành tấn công ngược làm sập hệ thống WeChat
Hơn 3 triệu thương nhân trên nền tảng trò chuyện WeChat bị ảnh hưởng bởi sự cố này, cho thấy dịch bệnh do coronavirus đang ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà cả tinh thần của con người.
Hơn 3 triệu thương nhân trên siêu ứng dụng WeChat của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi sự cố ngừng dịch vụ sau khi một nhân viên vận hành và bảo trì quan trọng của Weimod - đơn vị cung cấp chiến dịch tiếp thị dựa trên nền tảng điện toán đám mây lớn cho WeChat - cố tình phá hoại các hệ thống và cơ sở dữ liệu.
Weimob được Tencent hậu thuẫn, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba lớn nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên WeChat. Đại diện công ty cho biết nhân viên nói trên dường như đã tấn công các hệ thống của chính công ty mình đang, do các vấn đề về tinh thần và cuộc sống cá nhân.
Weimod có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết hệ thống giám sát của họ đã phát hiện các sự cố kỹ thuật vào tối Chủ nhật 23/2 và đã làm việc với nhóm kỹ thuật đám mây của Tencent để khôi phục nền tảng của họ. Vào ngày hôm sau, công ty đã xác định được nhân viên chịu trách nhiệm, Người này hiện đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát Bảo Sơn ở Thượng Hải.
Coronavirus khiến các dịch vụ thương mại điện tử ở Trung Quốc bùng nổ.
Được thành lập vào năm 2013, Weimob có hơn 1.600 đối tác kênh và 3 triệu thương nhân đã đăng ký dịch vụ. Sự cố xảy ra vào thời điểm các thương nhân Trung Quốc đang phải vật lộn để chống lại sự ảnh hưởng từ tác động của dịch bệnh do coronavirus mới gây ra, liên quan tới quá trình sản xuất và hậu cần. Sự cố kéo dài tới 5 ngày đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cửa hàng và hoạt động kinh doanh của họ.
Hồi đầu năm nay, Tencent cho biết người dùng trên WeChat đã chi tới 115 tỷ USD thông qua các chương trình nhỏ khác nhau vào năm 2019, tăng 160% so với năm trước. Tuy nhiên công ty cũng từ chối bình luận về sự cố nói trên.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 27/2, người sáng lập và giám đốc điều hành của Weimob, Sun Taoyong nói rằng ông "rất tức giận nhưng cảm thấy rất thông cảm với nhân viên phải chịu trách nhiệm". Bởi sau đó ông được cảnh sát cho biết rằng người này đã bị sa lầy vì nợ nần và có ý định tự tử, do bị mắc kẹt ở nhà một mình trong 30 ngày, bởi ảnh hưởng của dịch bệnh do coronavirus gây ra.
Sun cho biết nhân viên này luôn có thái độ làm việc tốt và các đồng nghiệp nói anh ta là người đáng tin cậy. Vì vậy khi phát hiện ra sự việc, nghi ngờ đầu tiên của công ty là thông tin đăng nhập của anh ta có thể đã bị đánh cắp.
"Chúng tôi đã sống sót sau 'thảm họa tự nhiên' (ý nói tới sự bùng phát coronavirus) nhưng không ngờ một 'thảm họa do con người' đã đưa chúng tôi vào một tình huống cực kỳ khó khăn", ông Sun nói.
Đại diện Weimob cho biết họ đang chuẩn bị các kế hoạch bồi thường cho các thương nhân bị thiệt hại do sự cố gây ra.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Weimob đã báo cáo tổng doanh thu là 93,7 triệu USD, trong đó doanh thu từ kinh doanh dịch vụ phần mềm của nó là 31,2 triệu USD, chiếm khoảng 33,4%.
Hội đồng quản trị của công ty hy vọng sự cố vừa xảy ra sẽ chỉ gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phần mềm chứ không phải là các mảng kinh doanh khác.
Tham khảo SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iOS 18.1 "mở khóa" tính năng được người dùng iPhone tại Việt Nam mong chờ từ lâu
Tất cả mọi thiết bị iOS 18 sẽ đều hỗ trợ tính năng này.
Cách NASA sửa lỗi thành công cho tàu Voyager 1 đang bay cách Trái Đất 24,6 tỷ kilomet