Bạn có dám đi qua cây cầu bằng cỏ dài 35 mét, một truyền thống có từ hàng trăm năm của người dân Peru?
Quốc gia Peru ở Nam Mỹ nổi tiếng là quê hương của nhiều nền văn minh từ cổ xưa nhất thế giới cho đến Đế chế Inca – thời kỳ tiền Colombo. Cứ mỗi năm, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội xây cầu dây bằng thừng cỏ như một cách giữ gìn nét truyền thống cổ xưa.
Hình ảnh cây cầu ở Q'eswachaka (Peru) năm 2016 trước khi người ta dệt cái mới.
Mặc dù Đế chế Inca đã lụi tàn từ lâu, lãnh thổ Cusco của Peru vẫn mang trong mình các di tích khảo cổ học và dòng chảy lịch sử của nền văn minh thời kỳ tiền Colombo. Tại một ngôi làng miền núi xa xôi, người dân tổ chức một sự kiện thường niên vô cùng sôi động, kéo dài ba ngày và có truyền thống từ 600 năm trước: lễ hội thắt dây thừng của Q'swachaka, cây cầu treo dây thừng với chất liệu là loại cỏ ichu tồn tại từ thời Inca.
Trong suốt lễ hội, các thành viên của bốn cộng đồng Quechua địa phương sẽ gom góp các sợi dây thừng dệt từ cỏ. Những sợi này sau đó được dệt lại với nhau để văng thành một cây cầu dài 35 mét bắc qua con sông Apurimac. Nó sẽ thay thế chiếc cầu treo cũng được dệt từ năm trước.
Lễ hội năm 2017 đã diễn ra vào tháng 6 bên cạnh con sông, cách thành phố Cusco bốn giờ lái xe. Chuyến đi này chạy qua biết bao vùng núi địa hình khắc nghiệt và các ngôi làng mái ngói từng bị ảnh hưởng bởi sự xâm lược của Tây Ban Nha.
Phụ nữ trong trang phục truyền thống đang ngồi nghỉ ngơi trước khi bắt đầu lễ hội.
Đàn ông và phụ nữ lớn tuổi ngồi bệt trên mặt đất và buộc đống cỏ thành những bó cỏ cao. Cỏ dùng làm dây tên là cỏ ichu. Những người Quechua nhặt cỏ ichu và uốn cong nó để thao tác dễ dàng hơn. Sau đó họ dùng búa đập cỏ trên một hòn đá và thỉnh thoảng đổ vào đó một ít nước. Cách này giúp những bó cỏ mềm mại hơn để có thể dễ dàng bện thành một sợi dây chắc chắn.
Khu vực Q'swachaka rất im lặng vào ngày đầu tiên của lễ hội. Chỉ có một vài người dân địa phương chiêm ngưỡng cây cầu. Tuy nhiên, khoảng giữa trưa, hàng trăm người dân xuống núi và cầm theo những bó dây đã làm sẵn. Đàn ông mặc áo và đội nón màu trắng. Phụ nữ thì mặc bộ váy melkkhay truyền thống rực rỡ đầy màu sắc. Nhiều bà mẹ cõng con trên lưng bằng những cái địu em bé, gọi là "awayu".
Một người phụ nữ vùng Quechua đang thắt dây cỏ ichu trong lễ hội.
Trong vài tiếng đầu tiên, xe tải nông trại chở đến nhiều thùng bia bắp tự làm ‘Cheecha’. Dân làng cũng mang đến chuột lang nướng cho mọi người thưởng thức (gọi là ‘cuy’ theo tiếng Quechua). Đây là thức ăn truyền thống của Peru có từ trước thời Inca. Món chuột lang nướng này sử dụng một loại gia vị địa phương được gọi là Huacatay. Nguồn gốc của Huacatay (Tagetes minuta) là một loài hoa cúc mọc hoang xung quanh cây cầu và nó có mùi vôi cay.
Chẳng mấy chốc các con đường xung quanh cây cầu đông nghẹt với hàng trăm con người, tụ lại thành nhóm, cười nói trong khi đang chuẩn bị thêm dây bện. Họ dọn sạch đoạn đường để trải dài những sợi dây xuống đất và bắt đầu bện với nhau với mục đích tạo ra một sợi dây dày hơn. Quá trình này tiếp tục cho đến khi đủ dây để văng thành cầu.
Những ngày sau đó, họ mang dây đi qua cây cầu cũ, buộc thành quả mới của mình vào những cột neo một cách an toàn, và cuối cùng là cắt bỏ cây cầu cũ.
Lễ hội chắc chắn không thể thiếu sự tham dự của những chú lạc đà alpaca. Quần áo làm từ lông của chúng được sử dụng rất rộng rãi ở đây.
Người dân địa phương thắt dây thừng vào lúc bắt đầu lễ hội.
Người đàn ông này đang cầm một bó dây thừng ichu.
Người phụ nữ trong bộ váy melkkhay truyền thống đầy màu sắc, địu con trên lưng và tay xách những bó dây thừng cùng những vật dụng cần thiết khác cho lễ hội.
Người dân địa phương ngồi bệt xuống đất và thắt dây thừng dưới ánh nắng ban mai.
Cảnh quan của Q’eswachaka trên dòng sông Apurimac.
Vài người đã in dấu chân đầu tiên trên cây cầu dây thừng võng xuống 30 độ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"