Cận cảnh siêu Trăng Xanh hiếm gặp tại Việt Nam: diễn ra đúng ngày rằm tháng 7, sáng rực trên bầu trời Hà Nội
Siêu trăng thứ hai xuất hiện trong tháng 8 và có màu xanh cực huyền tạo nên hiện tượng vô cùng hiếm gặp đến nỗi không lặp lại cho đến tháng 1/2037.
- Sau sứ mệnh khám phá mặt trăng, Ấn Độ sắp phóng tàu nghiên cứu mặt trời
- Ấn Độ kỳ vọng gì sau khi làm nên lịch sử đáp xuống Mặt trăng?
- Tại sao nhân loại luôn cố gắng để có thể hạ cánh ở cực nam của Mặt Trăng?
- Google kỷ niệm ngày đầu tiên con người đặt chân lên cực Nam của mặt trăng
- Những tác dụng của hệ thống thăm dò Mặt Trăng của Ấn Độ và ý nghĩa của nó với khoa học
Tháng 8 này quả thực là một tháng đặc biệt với những người yêu bầu trời như chúng ta, bởi hàng loạt các sự kiện thiên văn đáng nhớ. Suốt những ngày vừa qua, khắp các trang mạng xã hội đã rầm rộ mong chờ về hiện tượng thiên văn đầy thú vị: Siêu trăng xanh.
Trăng xanh được định nghĩa là lần trăng tròn thứ hai xảy ra trong một tháng. Thời điểm này, mặt trăng sẽ ở gần Trái đất nhất và có thể trông to hơn và sáng hơn bình thường một chút. Đây đã là siêu trăng thứ hai trong số ba Siêu trăng của năm 2023. Trước đó, lần siêu trăng thứ nhất trong tháng 8 diễn ra vào đêm 1/8 rạng sáng 2/8 với tên gọi là Trăng Cá Tầm hay Trăng Ngô xanh và Trăng Hạt.
Cùng với sự háo hức đón chờ của nhiều người yêu thiên văn, vào tối nay (30/8), hình ảnh siêu trăng thứ hai của năm 2023 đã xuất hiện vô cùng hoành tráng trên bầu trời Việt Nam. Có ai đã ngắm được khoảnh khắc này chưa?
Siêu trăng xanh trên bầu trời Việt Nam hôm nay (Ảnh: Người Sắt)
Hình ảnh siêu trăng xanh trên bầu trời Quảng Nam (Ảnh: Công Nguyên Đoàn)
Trăng tròn lung linh huyền ảo và kỳ lạ ngay trong ngày Rằm tháng 7 âm lịch năm nay
(Ảnh: Công Nguyễn Đoàn)
Hội đam mê bầu trời những ngày này đều sẵn sàng mọi thiết bị để săn bằng được hình ảnh siêu trăng (Ảnh: Nguyễn Sắt)
Siêu trăng "hoành tráng" rực sáng khắp trời (Ảnh: Hà Hữu Thái)
(Ảnh: Nguyễn ThiệnAnh)
Hình ảnh trăng được chụp tại TP.HCM (Ảnh: Phong Võ)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?