Bạn sẽ phải xét tới một yếu tố mới nữa mỗi khi đi mua TV.
- [CES 2019] Sony trình làng một loạt TV 8K và 4K kích thước lớn
- Sony phát triển được cảm biến máy ảnh Full-frame 60 megapixel 16bit, quay phim 8K
- Panasonic AK-SHB 810: Mẫu camera 8K đầu tiên trên thế giới trang bị cảm biến hình ảnh hữu cơ
- Về TV 8K của Samsung: đừng để định kiến "không có nội dung 8K thì TV 8K làm gì?" che mắt bạn
- Samsung sắp mở bán dòng TV 8K QLED đầu tiên với giá lên tới 350 triệu đồng
- Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo
8K chưa phải giới hạn cuối cùng
Công nghệ phát triển chưa thấy điểm dừng, và nếu chúng ta giữ tư duy "cái đó đủ tốt rồi, không cần thêm đâu" để áp dụng vào bước tiến của công nghệ, ta sẽ không có đột phá. Việc phát triển màn hình 8K có thể được coi là một ví dụ mới.
Trước đây, ta đã có màn hình 4K để xem phim, chơi game với một độ phân giải lớn chưa từng có và đẹp chưa từng thấy. Vậy lên 8K làm gì? Ngoài xem sướng mắt hơn, màn hình 8K thậm chí còn đem lại những lợi ích cụ thể cho não bộ một người. Nghiên cứu mới (file PDF) từ giáo sư Kyoung-Min Lee từ Đại học Quốc gia Seoul cho thấy điều đó. Ông gọi độ phân giải lớn là siêu phân giải – super-resolution, và nghiên cứu những tác động của nó tới não bộ.
Một trong những phản biện hay thấy nhất, tỏ ý không đồng tình với việc nâng độ phân giải màn hình lên cao nhất có thể là: "Mắt người không xử lý được hình ảnh sắc nét như thế". Nghiên cứu của giáo sư Kyoung-Min Lee cho thấy điều ngược lại, não người có khả năng xử lý hình ảnh vượt bậc, không có chuyện mắt nhìn được giới hạn số pixel trên một cái màn hình nào đó.
Theo lời giáo sư, tương lai sẽ có cả 18K hay 32K, màn hình "không hề có giới hạn trên", chỉ là công nghệ có thể kéo màn hình tới tầm cao nào thôi.
Khó khăn của việc truyền tải hình ảnh thực tế lên màn ảnh nằm chính tại giới hạn của công nghệ: ta chưa thể tái tạo hình ảnh chân thực 100% trên màn ảnh được. Màn hình được tạo nên bởi hàng triệu pixel, sẽ có lúc những pixel lộ diện khiến hình ảnh không được chính xác, chân thực.
Chúng được gọi là JND – Just Noticeable Differences, những điểm khác biệt có thể nhận ra bằng mắt thường. Ví dụ như một đường thẳng hiện ra trên màn ảnh sẽ không hiện răng cưa, nhưng nếu nghiêng đường thẳng chỉ vài độ thôi, những răng cưa – những pixel tạo nên đường thẳng đó sẽ hiện hữu. Việc tăng độ phân giải lên cực cao sẽ khiến những khiếm khuyết trên màn ảnh dần mờ đi tới mức khó nhận biết.
Nói sâu hơn chút về điều thứ hai. Não bộ hoạt động theo kiểu đưa ra phỏng đoán để lấp đầy những chỗ trống – những nơi thiếu thông tin để làm nên bức tranh toàn cảnh. Nếu nhìn một cảnh tượng thực tế, não sẽ không phải hoạt động nhiều khi chỉ ghép dữ liệu thu về từ mắt trái và mắt phải để có được hình ảnh.
Nhưng khi nhìn vào một hình ảnh 2D trên một màn hình, hình ảnh mô tả lại thực tế một cách chân thực nhất có thể, não bộ sẽ phải làm việc nhiều hơn để xử lý những hình ảnh khác biệt với thực tế, ví dụ như phải tự tìm kiếm chiều sâu cho một hình ảnh 2 chiều. Đó là khi lợi thế của một màn hình siêu phân giải, một màn 8K hiện hữu rõ. Rõ như chính hình ảnh có trên màn hình 8K vậy.
Việc xử lý hình ảnh cần tới sức mạnh tính toán của máy tính, với não bộ cũng vậy. Bản chất máy tính là một bộ não thu nhỏ, nhưng không có nghĩa máy tính cũng khỏe ngang não bộ. Thực chất, máy tính còn phải chạy dài mới được một phần nhỏ sức mạnh xử lý của não. CPU của màn hình chỉ tạm thời xử lý được 8K, nhưng theo những gì giáo sư Kyoung-Min Lee, não còn có khả năng xử lý được gấp vài lần 8K.
Mọi chi tiết trên màn ảnh khi trở nên rõ ràng và sắc nét hơn, não bộ sẽ không phải làm việc quá nhiều để đưa ra phỏng đoán cho những phần hình ảnh còn thiếu. Sự khác biệt không hiện hữu rõ ra ngoài, tất cả nằm trong nhận thức và trong bộ não của bạn.
Hóa ra TV 8K còn có lợi cho cả não.
Chiếc TV của tương lai
Đến bây giờ chắc bạn cũng hiểu vì sao các hãng TV lại tích cực chạy đua trong việc phát triển sản phẩm có độ phân giải lên tới 8K như vậy. Nhưng kể cả khi tạo ra được TV 8K thực thụ, các nhà sản xuất vẫn gặp phải một vấn đề nan giải: thiếu thốn nội dung.
Thật may, một trong những giải pháp sáng tạo nhất cho vấn đề thiếu hụt nội dung hóa ra lại tới từ... phần mềm. Sử dụng công nghệ máy học - machine learning được tích hợp bên trong những con chip xử lý tiên tiến, những mẫu TV hiện đại có thể học hỏi từ hàng triệu hình ảnh khác nhau để từ đó xử lý nguồn phát ban đầu, kéo giãn và "nâng cấp" hình ảnh từ nguồn phát này trở thành sát với độ phân giải 8K.
Hiện tại trên thị trường, Samsung đang là hãng đi đầu về công nghệ này. Bằng con chip có tên Quantum Processor 8K, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, những mẫu TV 8K mới nhất của Samsung mà điển hình là Q900 với kích thước lên tới 98 inch vừa được ra mắt tại CES 2019 mới đây đã gây ấn tượng mạnh. Chỉ từ những hình ảnh ban đầu có độ phân giải thấp, chiếc TV này đã biến chúng thành sắc nét nhất có thể. Đặc biệt khi được trình chiếu trên tấm nền 98 inch lớn cực đại, độ nét 8K càng chứng minh được giá trị của nó.
Như đã nói ban đầu, 8K chưa phải là giới hạn cuối cùng, chúng ta sẽ còn nhìn thấy TV màn hình siêu lớn với độ phân giải lên tới 16K, thậm chí 32K trong tương lai. Và lúc này, đừng lo ngại độ phân giải ấy là thừa thãi. Não bạn thấy được nhiều hơn thế đấy!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI